【tỉ số việt nam hôm qua】Bỏ phố về quê, cô gái bất ngờ thành "hot" TikToker nhờ quay cỏ dại
Bỏ phố về quê,hottỉ số việt nam hôm qua cô gái bất ngờ thành "hot" TikToker nhờ quay cỏ dại
(Dân trí) - Từng làm công nhân nhiều năm ở Bình Dương, sau đại dịch Covid-19, chị Phan về Sóc Trăng sinh sống và vô tình trở thành TikToker với những clip đạt hàng triệu lượt xem.
Hạnh phúc vì... bỏ phố về quê
Dù thành lập mới hơn một năm nhưng kênh TikTok của chị Võ Thị Cẩm Phan (37 tuổi, ngụ xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng) đã sở hữu trên 100.000 người theo dõi, nhiều video có lượt view "khủng".
Người phụ nữ gây ấn tượng với cộng đồng mạng bởi những video có nội dung "làm gì quay nấy". Chị Phan quay video cách nuôi heo, nhổ năn bộp (một loại cỏ dại), thậm chí cất nhà, dọn dẹp nhà cửa... cũng khiến người xem tò mò và nhận về lượt tương tác lớn.
Vượt gần 100km từ TP Cần Thơ, chúng tôi tìm đến nhà chị Phan để nghe câu chuyện nữ công nhân "đổi đời" khi mạnh dạn bỏ phố về quê lập nghiệp. Ấn tượng đầu tiên về chị là người phụ nữ có nụ cười tươi, tác phong nhanh nhẹn, dứt khoác như cách chị ấy truyền tải trong các video trên TikTok.
Chị Phan chia sẻ, mười bảy, mười tám tuổi chị đã lên TPHCM, Bình Dương làm việc rồi dịch Covid-19 ập đến, chị về quê lánh nạn. Cũng 2 năm qua, nữ công nhân năm nào đã trở thành nông dân ngày ngày quen việc đồng áng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Bản thân chị Phan cũng không có ý định trở lại chốn phồn hoa đô thị.
"Tôi không tiếc nuối khi bỏ phố về quê mà thấy mình hạnh phúc vì cuộc sống với niềm vui mới. Làm nông cực người nhưng khỏe đầu óc. Ở dưới quê nếu có đói thì ra sông, ra đồng bắt cá, ốc, hái rau mang về ăn, còn trên thành phố, một trái ớt cũng phải đi mua...", nữ TikToker nói.
Cơ duyên giúp chị được "nổi" trên mạng xã hội là nhờ video chị đi bán năn bộp cho cha. Chị Phan bảo, có thể do năn bộp là hình ảnh quen thuộc trong ký ức tuổi thơ của nhiều người miền Tây nên khi xa quê, thấy được cảnh chị cặm cụi nhổ năn rồi chở đi bán từng nhà làm khơi dậy nỗi nhớ nhà của những người li hương.
"Nội dung video của tôi xoay quanh cuộc sống hằng ngày như đi nhổ năn, cho heo ăn hay nấu ăn... Sau khi quay xong thì chỉnh sửa video rồi đăng lên kênh cá nhân. Hồi mới đầu tôi xài điện thoại "cùi bắp" nên chất lượng hình ảnh thấp, sau này tôi dành dụm tiền mua điện thoại xịn quay đẹp hơn, video cũng "ra" đều hơn trước", chị Phan vui vẻ nói.
Mỗi video của chị Phan có thời lượng trung bình một phút nhưng làm cư dân mạng ấn tượng không chỉ với hình ảnh làng quê, sông nước ruộng đồng miền Tây mà còn là lời bình dí dỏm, dễ thương hệt như cái cách chị giao tiếp với mọi người.
Nữ TikToker quê Sóc Trăng tiết lộ: "Thấy tôi quay video về nội dung đi làm, nhiều khi nhổ năn, bắt ốc cả buổi sáng chỉ kiếm được vài chục nghìn đồng, có người nhắn tin cho tôi bảo rằng "thấy chị làm việc mà em trân quý đồng tiền hơn". Nghe vậy tôi cũng vui lắm".
Nhờ được mọi người quan tâm, theo dõi, chị Phan có điều kiện liên kết giới thiệu sản phẩm cho nhiều nhãn hàng, giúp chị có nguồn thu ổn định mỗi tháng.
Giúp cả gia đình có thu nhập ổn định
Bên cạnh đó, chị Phan cũng giúp nhiều người thân, họ hàng làm kênh TikTok, một mặt chia sẻ cuộc sống làm nông ở quê, mặt khác có thể kiếm thêm thu nhập từ mạng xã hội. Một trong số đó là kênh Tiền Võ của chị Võ Thị Song Tiền (chị ruột chị Phan). Dù tạo tài khoản mới vài tháng nhưng kênh của chị đạt trên 12.000 lượt theo dõi.
Tương tự em gái, vợ chồng chị Tiền bôn ba làm công nhân ở Bình Dương ròng rã hơn 10 năm, sau đại dịch, cả nhà chị về quê sinh sống, quanh quẩn đồng ruộng mưu sinh.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, chị Tiền cho hay trước kia nhà chị trồng lúa, nhưng do thổ nhưỡng không tốt nên lúa đạt năng suất thấp. Thấy trong xã có nhiều người trồng năn bộp và mang lại thu nhập ổn định, vợ chồng chị cải tạo 4.000m2 đất chuyển sang trồng năn.
"Tôi chia đất làm 2 mẫu để trồng năn bộp xen kẽ. Cứ 6 tháng khi hết đợt năn cũ thì xuống giống vụ mới để có năn bộp bán quanh năm. Những tháng cao điểm có khi kiếm được cả triệu đồng/ngày, tháng ít hơn cũng đều đặn 400.000-500.000 đồng/ngày. Thu nhập này so với mức sống ở nông thôn đã là quá ổn", chị Tiền kể.
Theo chị Tiền, cây năn bộp đã có từ lâu ở vùng đất trũng phèn. Trước đây được xem là loại cỏ dại phát triển tự nhiên và chỉ được coi là món ăn dân dã. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, rau năn được coi là rau đặc sản, được người tiêu dùng ưa chuộng nên nhiều người bỏ lúa trồng năn.
Năn bộp có vị ngọt thanh dùng để làm rau ăn sống, trộn gỏi, xào, nấu canh, nhúng lẩu, làm dưa... Loại nông sản này nhẹ công chăm sóc và chi phí đầu tư thấp nên lợi nhuận thu về khá.
Cũng theo chị Tiền, có thể nói nhờ cây năn bộp mà kênh TikTok của chị và em gái được cộng đồng mạng chú ý. Nhiều người ở xa, sau khi xem clip cũng đặt mua năn. Ngoài ra, chị Tiền cũng liên kết với một số nhãn hàng để tiếp thị sản phẩm, tạo thêm nguồn thu nhập phụ ngoài làm nông.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
- ·Lấy ý kiến về đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu
- ·Thượng tướng Lê Quý Vương, Nguyễn Chí Vịnh được bổ nhiệm lại
- ·Tai nạn giao thông nghiêm trọng nhất ngày 10/2
- ·Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
- ·Từ 1/7: Lương hưu dự kiến tăng 7,4 %
- ·Xe hơi bay sẽ chính thức trình làng vào cuối năm 2017
- ·'Xã hội đen' phá nhà dân, UBND tỉnh Lạng Sơn chậm trả lời báo chí
- ·Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- ·Vườn hoa tulip đẹp như châu Âu hút hồn du khách ở Lào Cai
- ·Siêu máy tính dự đoán Brisbane Roar vs Newcastle Jets, 16h00 ngày 7/1
- ·Bộ Công Thương đẩy mạnh CCHC, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
- ·Cập nhật tin tức mới nhất về không khí lạnh tăng cường
- ·Người đàn ông chế ngự rắn hổ mang chỉ bằng một động tác
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- ·Chính phủ dốc sức vì doanh nghiệp với tầm nhìn mới
- ·Thông tin tuyển sinh mới nhất Học viện Hàng không Việt Nam 2017
- ·Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2017 sẽ có gì mới?
- ·Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
- ·Lái xe chống đối CSGT bỏ chạy bị người dân ném gạch chặn đường