【kết quả của ligue 1】Chất vấn nhiều vấn đề "nóng" tại kỳ họp HĐND tỉnh Cà Mau
(CMO) Tiếp tục ngày làm việc thứ 3, kỳ họp thứ Năm HĐND tỉnh Cà Mau khóa IX, sáng 8/12, các đại biểu tiếp tục chất vấn Giám đốc Sở Xây dựng và phần trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh.
Ở phiên cuối buổi chiều ngày họp thứ 2, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực môi trường, quy hoạch hạ tầng đô thị và cho thuê đất cũng được các đại biểu đặt ra đối với Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường. Trước đó, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cũng đã trả lời chất vấn về các khoản nợ BHYT, BHXH, BHTN của các doanh nghiệp.
Trách nhiệm quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ, năng lực của đa phần nhà đầu tư trên địa bàn TP. Cà Mau kém
Đầu giờ làm việc buổi sáng ngày thứ 3, trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu Nguyễn Sơn Ca về vấn đề quản lý hạ tầng đô thị và các dự án dân cư trên địa bàn TP. Cà Mau, ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng cho hay, có những dự án chủ đầu tư nhận 10 năm vẫn chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý. Điều đó gây khó khăn cho người dân sinh sống ở khu vực khu đô thị, các khu dân cư.
Nguyên nhân, do triển khai hạ tầng không đồng bộ, không đạt yêu cầu, năng lực tài chính của chủ đầu tư còn hạn chế.
Ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng đăng đàn trả lời chất vấn. Ảnh: Nguyễn Phú
Việc nhà đầu tư triển khai dự án kém hiệu quả còn có phần nguyên nhân do tỉnh nhận định, đánh giá nhu cầu thị trường không đảm bảo. Các dự án này nhà đầu tư chỉ mới khai thác từ 30-40%, gây khó khăn trong thu hồi vốn; năng lực quản lý, điều hành dự án của chủ đầu tư rất hạn chế. Có nhà đầu tư thuê tư vấn, cũng có nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính nhưng tỉnh chưa kiểm tra giải quyết.
Hạ tầng không đồng bộ là do sự trông chờ của chủ đầu tư, vì theo cam kết sau này bàn giao lại cho nhà nước quản lý. Mặt khác, nếu không hoàn chỉnh hạ tầng thì có cớ để kéo dài thời gian bàn giao, hoặc bàn giao lại để nhà nước xây dựng.
Công tác phối hợp giữa chủ đầu tư và các cấp quản lý, chính quyền địa phương về quản lý đô thị chưa được sát sao; công tác theo dõi, kiểm tra, thanh tra các công trình cũng chưa đủ mạnh. Một mặt, nhà đầu tư còn né tránh: xin điều chỉnh quy hoạch, quy mô… nhằm kéo dài thời gian, lợi dụng kẻ hở trong chính sách thu hút đầu tư của tỉnh.
Địa phương tham gia nghiệm thu các công trình hạ tầng chưa thể hiện đúng vai trò của địa phương theo quy định. Các nhà đầu tư khi đầu tư hạ tầng cũng không thông báo cho địa phương tham gia, một mặt hồ sơ pháp lý nhà đầu tư không đầy đủ.
Ông Dư Minh Hùng cho hay, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo quyết liệt vấn đề này từ cuối năm 2015 nhằm tháo gỡ khó cho nhà đầu tư và đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Sở TN&MT chỉ cấp phép khi hạ tầng khi được Sở Xây dựng xác định là hoàn chỉnh. Các công trình trước đây phải có cam kết thời gian thực hiện, nếu không sẽ xử phạt theo quy định.
Việc bàn giao hạ tầng, UBND tỉnh có ý kiến có thể bàn giao từng phần, từng khu vực của dự án. Đây là điểm mới để nhà đầu tư an tâm xây dựng hạ tầng. Nguyên tắc khi bàn giao về địa phương quản lý thì nhà đầu tư phải đảm bào đầy đủ các thủ tục trước đó. Trong khi quy định cụ thể về vấn đề này chưa có.
Đã dừng triển khai dự án nhà máy xử lý nước thải
Trong vai trò của mình, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải khẳng định, đã qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành, địa phương thực hiện nhiều vấn đề quan trọng, tuy mang lại hiệu quả cao nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần tháo gỡ. Những vấn đề các biểu quan tâm, UBND tỉnh cũng đã tiếp thu và có sự điều chỉnh.
Về vấn đề liên quan ứng phó với BĐKH, chống ngập, liên kết sản xuất, giải pháp đầu tư hiệu quả các công trình; chính sách về xây dựng các khu dân cư, khắc phục trường học tụt chuẩn... tỉnh đang tăng cường công tác giám sát và kiên quyết xử lý nếu có sai phạm.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải trả lời các kiến nghị của đại biểu và cử tri tại phiên họp. Ảnh: Nguyễn Phú
Nguyên nhân của các hạn chế được chỉ ra là do thiếu sự phối hợp các cấp, các ngành, nhất là những công việc liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Có những sự việc giải quyết không đúng trình tự thủ tục nên bà con không đồng ý.
Việc áp dụng các chế tài hình sự vào lĩnh vực môi trường đã có quy định. Vì thế đòi hỏi địa phương phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thẩm định mức ảnh hưởng, hậu quả. Việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án xử lý nước thải, tỉnh đã có dự án được lập cách nay hơn 10 năm từ nguồn vốn ODA. Thế nhưng, quá trình thực hiện các khâu rất chậm, kéo theo là trượt giá nên kinh phí đội lên quá lớn trong khi nguồn ODA không tăng, thiết kế ban đầu đến nay không còn phù hợp. Do vậy, tỉnh đã trình xin chủ trương dừng triển khai dự án này.
Việc xây dựng các khu tái định cư phải bảo đảm giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Người dân sống ngoài đê chủ yếu bám nguồn lợi từ rừng phòng hộ, nay đưa vào tái định cư chưa có biện pháp giải quyết chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm thỏa đáng. Tùy theo địa bàn cụ thể, sẽ có sự chuyển đổi nghề phù hợp.
Phong Phú
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook
- ·SCIC chiếm 45% cổ phần Vinamilk
- ·Trứng gà chất lượng cao lên ngôi
- ·Sự thật ít biết về Huawei
- ·Hãng Kaspersky khuyến cáo biện pháp chống mã độc WannaCry
- ·Khuyến cáo sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong mùa hè nắng nóng
- ·Bác bỏ đề xuất giảm lương của Bộ Tài chính
- ·Microsoft chỉ cách người dùng nâng cấp Windows 11 khi máy tính không tương thích
- ·Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- ·Những trường hợp trẻ em chống chỉ định tiêm phòng vaccine
- ·Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- ·Đăng ký công bố hợp chuẩn cho sản phẩm như thế nào?
- ·Italia và Hà Lan để mất vị trí trung tâm tài chính thế giới như thế nào?
- ·MacDonald’s chính thức vào Việt Nam
- ·Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông
- ·Đã áp dụng HACCP có nhất thiết phải chuyển đổi sang ISO 22000?
- ·Để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực KH&CN
- ·Nghi vấn sữa Frezzi không rõ nguồn gốc
- ·Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
- ·Quacert: Vị thế người dẫn đầu