【kèo fa cup】Kích hoạt nguồn lực cho các dự án PPP đường bộ
Thi công Dự ánPPP cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo |
Cơ chế đột phá
Sự kỳ vọng vào một cơ chế đột phá trong việc triển khai Dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh theo phương thức PPP - công trình được đánh giá là “có nhiều thách thức bậc nhất Việt Nam” - có thể nhận thấy trong Công văn số 2879/TTr-UBND được UBND tỉnh Cao Bằng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào đầu tuần trước.
Cụ thể,íchhoạtnguồnlựcchocácdựánPPPđườngbộkèo fa cup UBND tỉnh Cao Bằng muốn được áp dụng thêm một số các cơ chế, chính sách theo Tờ trình số 417/TTr-CP ngày 30/8/2023 của Chính phủ gửi Quốc hội về Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tưxây dựng công trình giao thông đường bộ.
Theo đó, UBND tỉnh Cao Bằng đề xuất bổ sung vào danh mục các dự án có nhu cầu áp dụng thí điểm chính sách về tỷ lệ vốn nhà nước trong dự án PPP (Chính sách số 1) không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư và bổ sung vào danh mục các dự án đề nghị áp dụng thí điểm chính sách về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (Chính sách số 4).
Tại Tờ trình số 417/TTr-CP, Chính phủ đã thống nhất với đề xuất của UBND tỉnh Cao Bằng để đưa Dự án PPP Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vào danh mục các dự án đề nghị áp dụng thí điểm chính sách về giao một địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương và sử dụng ngân sách của địa phương này hỗ trợ vốn cho địa phương khác (Chính sách số 3).
“Chúng tôi cần thêm những cơ chế chính sách đủ mạnh để giúp tăng tính khả thi tài chính, hấp dẫn nhà đầu tư, qua đó tiến hành tổ chức thực hiện dự án, đảm bảo tiến độ theo quyết định chủ trương đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”, ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết.
Cần phải nói thêm rằng, tại Tờ trình số 588/TTr-CP về Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền Chính phủ trình bày trước Quốc hội vào cuối tuần trước, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia các dự án PPP đường bộ dự kiến áp dụng thí điểm thậm chí được nới rộng hơn và được định lượng cụ thể hơn so với tại Tờ trình số 417/TTr-CP.
Cụ thể, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép dự án giao thông đường bộ, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án theo phương thức PPP không quá 70% tổng mức đầu tư dự án.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, hiện nay, có một số dự án đang chuẩn bị đầu tư triển khai giai đoạn tới nhằm tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội, có nhu cầu vận tải giai đoạn đầu chưa cao; có một số dự án đi qua khu vực đồng bằng có nhu cầu giải phóng mặt bằng nhiều, chiếm tỷ lệ cao trong tổng mức đầu tư dự án.
Nếu áp dụng đúng tỷ lệ theo quy định hiện hành, các dự án PPP sẽ phải kéo dài thời gian hoàn vốn, khó khăn trong việc huy động vốn từ các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng.
“Để đảm bảo tính khả thi và thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước theo phương thức PPP, trong các trường hợp dự án đi qua địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn và đi qua khu vực có nhu cầu giải phóng mặt bằng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng mức đầu tư, nâng cao tính khả thi của phương án tài chính, rút ngắn thời gian hoàn vốn…, cần có sự tham gia vốn nhà nước nhiều hơn 50% tổng mức đầu tư dự án”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Cũng giống một số dự án cao tốc đang triển khai tại khu vực miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long, dù đã triệt để tiết kiệm, tìm phương án tối ưu nhất, nhưng Dự án PPP Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh (giai đoạn I) vẫn có tổng mức đầu tư là 14.331,618 tỷ đồng.
Theo phương án đã được phê duyệt của UBND tỉnh Cao Bằng, trong đó, vốn do nhà đầu tư huy động (gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay và các nguồn vốn huy động khác) là 7.751,618 tỷ đồng, chiếm 54,09% tổng mức vốn đầu tư; vốn nhà nước tham gia 6.580 tỷ đồng, chiếm 45,91% tổng mức vốn đầu tư, gồm ngân sách Trung ương 2.500 tỷ đồng, ngân sách địa phương 4.080 tỷ đồng.
Ông Ngọ Trường Nam, Tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả - đơn vị lập đề xuất Dự án cho biết, cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh là công trình đường bộ có tổng mức đầu tư rất lớn, nhưng lưu lượng thấp, trong khi tại một số dự án có điều kiện thuận lợi hơn và từng triển khai trước khi có Luật PPP, phần vốn nhà nước tham gia trên 50%, thời gian thu hồi vốn ngắn (chỉ 16 - 17 năm), như Biên Hòa - Vũng Tàu, Dầu Giây - Phan Thiết…, nhưng vẫn không thực hiện được, phải chuyển sang đầu tư công.
Kích hoạt sớm
Thế khó của nhiều địa phương đang được giao làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền các dự án hạ tầng đường bộ triển khai theo phương thức PPP là khoản 2, Điều 69, Luật PPP quy định, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP (bao gồm hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống kết cấu hạ tầng và chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công trình tạm) không quá 50% tổng mức đầu tư của dự án.
Quy định trên khiến nhiều dự án, trong đó có Dự án PPP Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh (giai đoạn I); Dự án PPP Đầu tư xây dựng đường cao tốc Bảo Lộc - Tân Phú và Bảo Lộc - Liên Khương rất khó bảo đảm hiệu quả tài chính, không hấp dẫn nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, chậm triển khai trên thực địa.
Nhận định trên là có cơ sở, bởi trên thực tế, chi phí giải phóng mặt bằng tại một số dự án cao tốc đã chiếm hơn 30% tổng mức đầu tư.
“Việc nâng tỷ lệ vốn góp của Nhà nước tại các dự án PPP đường bộ lên tối đa 70%, đặc biệt là các công trình sẽ giúp nhà đầu tư giảm bớt áp lực huy động vốn, nhất trong bối cảnh việc tiếp cận vốn tín dụng dài hạn đang rất khó khăn”, một nhà đầu tư cho biết.
Một chính sách khác được đề cập trong Tờ trình số 417/TTr-CP cũng được chính quyền các địa phương đánh giá rất cao là việc giao UBND cấp tỉnh có khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương (bao gồm cả vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương nếu có) làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án quốc lộ, cao tốc đi qua địa phương mình (Chính sách số 2) và giao một địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương và sử dụng ngân sách của địa phương này hỗ trợ vốn cho địa phương khác (Chính sách số 3).
Đây là cơ chế rất quan trọng để triển khai các công trình đường bộ kết nối 2 tỉnh, thành phố, bởi Luật Đầu tư công và các nghị định hướng dẫn không quy định về việc giao một địa phương quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án thực hiện trên địa bàn 2 địa phương.
Luật Ngân sách nhà nước cũng quy định, không được sử dụng ngân sách địa phương này để chi cho địa phương khác dù có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý để “bao sân”.
Các quy định trên đang khiến một số địa phương gặp khó khăn khi đề xuất dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương, trong đó có các hạng mục cầu, hầm đi qua địa bàn 2 địa phương, nhưng dự kiến giao cho một địa phương có đủ năng lực tài chính là cơ quan chủ quản đầu tư cả dự án.
Theo đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM), dù một số nội dung tại Dự thảo Nghị quyết chưa đồng bộ, nhưng cá nhân ông ủng hộ sớm thông qua 5 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt là việc nâng tỷ lệ vốn góp nhà nước tại các dự án PPP đường bộ, cũng như việc đẩy mạnh phân cấp đầu tư các tuyến quốc lộ cho chính quyền các địa phương.
“Dự thảo Nghị quyết chính là đột phá về cơ chế phát triển hạ tầng đường bộ. Hiện nay, nhiều quy định về đầu tư công, ngân sách nhà nước, Luật Giao thông đường bộ chưa thực sự phù hợp với thực tiễn cần xử lý ngay để tạo động lực phát triển, trong đó có việc huy động nguồn lực của các địa phương, của các nhà đầu tư tư nhân”, đại biểu Trần Hoàng Ngân nói.
Được biết, tiếp sau phiên thảo luận tại tổ vào chiều 27/10, Quốc hội sẽ dành ít nhất 1 phiên thảo luận tại hội trường đối với Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, trước khi bấm nút thông qua vào ngày 28/11/2023.
“Chúng tôi rất mong Dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua ngay trong kỳ họp thứ 6 để kích hoạt nhiều dự án hạ tầng đường bộ trọng điểm, cấp thiết đang gặp nhiều khó khăn vướng mắc”, ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình đường bộ Việt Nam chia sẻ.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·PetroVietnam nâng tầm hợp tác dầu khí với LB Nga
- ·HĐND TP. Hà Nội thông qua chủ trương thành lập quận Gia Lâm và 16 phường
- ·Kết nối để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp SME
- ·VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
- ·Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam
- ·Phim hút toàn sao khủng được 4 đề cử Oscar 2022 ra mắt khán giả Việt Nam
- ·Khởi công Dự án đường bộ cao tốc Cao Lãnh
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·Tác nghiệp trong vùng dịch
- ·Khám phá biệt thự bằng tre độc đáo có độ bền như thép
- ·Việt Nam đầu tư sang Myanmar gần 600 triệu USD
- ·Sẽ xây nhà máy phụ tùng máy bay thứ 2 ở Việt Nam
- ·Cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Brazil
- ·Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- ·Việt Nam có tiềm năng phát triển công nghiệp
- ·MC Hoàng Quân chia sẻ về bà xã bằng tuổi xinh như hotgirl
- ·Nâng cấp hệ thống thuế điện tử hỗ trợ quyết toán thuế thu nhập cá nhân
- ·Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- ·Giày dép Việt rộng đường sang EU