【cúp quốc gia cộng hòa séc】Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số
(CMO) Từ năm 2016 đến nay, công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ trong tỉnh có bước tiến vững chắc, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Năm học 2016-2017, tỉnh có 9/9 huyện, thành phố hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình tiểu học năm 2016 là 97,43%; tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số học đúng tuổi cấp tiểu học năm 2017 đạt 99,83%.
Phó giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau Lê Hoàng Dự cho biết, để công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ đúng tiến độ, hiệu quả, ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp tích cực trong quy hoạch và phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Mục tiêu không chỉ là trẻ em hoàn thành tiểu học mà còn hoàn thành đúng trong độ tuổi cấp tiểu học, bên cạnh đó, chất lượng PCGD tiểu học cũng không ngừng được nâng cao.
Tiết học tiếng Khmer của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Hữu Nhem. |
Toàn tỉnh có hơn 1,2 triệu dân, trong đó có 13 dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Khmer (hơn 6.000 hộ) và người Hoa (hơn 8.900 hộ). Người Khmer đa số sống theo từng cụm ở một số ấp, xã thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh, tập trung đông nhất ở các huyện: Trần Văn Thời, Thới Bình và U Minh. Theo đó, hệ thống trường lớp thuộc Chương trình 135 như Trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) nội trú THCS Danh Thị Tươi (huyện Trần Văn Thời), Trường PTDT Hữu Nhem (huyện Thới Bình) và Trường PTDT nội trú tỉnh Cà Mau đã thu hút phần lớn học sinh người dân tộc Khmer theo học.
Phó hiệu trưởng Trường PTDT Hữu Nhem Nguyễn Diễm Phúc cho biết, năm học 2017-2018, công tác tuyển sinh học sinh dân tộc thiểu số vào lớp 6 của trường tăng hơn năm trước (năm 2016: 26 em; 2017: 35 em); chất lượng đầu vào ổn định, ý thức học tập tốt.
Theo cô Diễm Phúc, năm này, trường có 4 lớp cấp THCS, với 105 em (84 em dân tộc Khmer) thuộc nhiều địa bàn xã đến học. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các em học sinh được hỗ trợ đầy đủ các chính sách, góp phần tạo động lực, điều kiện để đến trường được tốt hơn.
Tuy nhiên, cô Diễm Phúc trăn trở: “Nhiều em đi học trễ, vào lớp không chuyên tâm, khi giáo viên hỏi rõ, các em cho biết sáng phải đi vuông, nhổ năn... Nhiều phụ huynh vì chén cơm manh áo, ít quan tâm đến việc học con em, mà phó thác hết cho nhà trường”. Do đó, ngay từ đầu năm học, nhà trường rà soát đối tượng học sinh, có kế hoạch tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu kém, vận động tập, sách, xe đạp,... giúp các em đến trường".
Em Nguyễn Bé Chi, học sinh lớp 9 của trường, chia sẻ, gia đình em thuộc hộ cận nghèo, để có dụng cụ học tập, hè em đi lột tôm với mẹ. 3 năm THCS em đều là học sinh khá, giỏi. Hiện em trong đội tuyển học sinh giỏi Toán Casio của trường. “Dù khó khăn đến đâu em cũng sẽ không bỏ lớp, bỏ trường. Vì em luôn mơ ước được trở thành giáo viên giảng dạy cho các em học sinh cũng là người dân tộc Khmer như mình”, Chi bày tỏ.
“Khó nhất hiện nay là cơ sở vật chất. Trường không có máy chiếu giảng dạy; các phòng thực hành, thí nghiệm không còn sử dụng được; các vật liệu thí nghiệm hầu hết bị hỏng, thế nên, các em chỉ “học chay” bằng chiếc máy tính nhỏ của giáo viên, hoặc qua hình vẽ. Riêng về phòng học, do buổi chiều có 5 lớp tiểu học (điểm lẻ của Trường Tiểu học Tân Bình, xã Tân Lộc Bắc) nên việc phụ đạo phải tận dụng phòng họp hội đồng”, cô Diễm Phúc chia sẻ. Tuy vậy, với cố gắng, nỗ lực của tập thể sư phạm nhà trường, năm học 2016-2017 vừa qua, trường có 100% học sinh lớp 9 đỗ tốt nghiệp, trên 80% học sinh có học lực trung bình trở lên.
Thầy Huỳnh Êm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Bình, cho hay, do địa bàn xã Tân Lộc có đông hộ đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nên không thể xoá điểm lẻ này. Năm học 2016-2017, trường có 115 học sinh dân tộc Khmer (49 nữ): có 100% học sinh (24 em) dân tộc Khmer hoàn thành chương trình tiểu học, hiện đang theo học tại Trường PTDT Hữu Nhem; đặc biệt, không có em nào bỏ học. Để có được kết quả này, thầy Huỳnh Êm cho biết, nhà trường thực hiện tốt công tác phối, kết hợp cùng chính quyền địa phương vận động trẻ trong độ tuổi đến trường, không để bất kỳ trường hợp nào vì hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học.
“Việc giảng dạy cho các em đồng bào dân tộc vào lớp 1 khá vất vả và cần sự kiên trì, yêu thương của người giáo viên. Nhà trường phải dạy thêm tiếng Việt, luyện chữ viết cũng như tăng cường công tác giáo dục cho các em. Trong tiết dạy, đặc biệt quan tâm các em yếu kém”, thầy Huỳnh Êm cho biết thêm. Năm học 2017-2018, trường có 116 học sinh dân tộc Khmer theo học./.
Băng Thanh
Hiện Cà Mau có 3 trường dân tộc đều có dạy tiếng dân tộc thiểu số (tiếng Khmer) với thời lượng 3-4 tiết/tuần theo giáo trình giảng dạy của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra, dịp hè năm 2017, tỉnh tổ chức được 22 điểm dạy và học chữ Khmer với 35 lớp học, có 750 học sinh; 1 trung tâm dạy tiếng Hoa với 7 lớp học, với 110 học viên. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
- ·Tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam
- ·Bộ GTVT yêu cầu miễn, giảm phí tại trạm thu phí Tân Đệ
- ·Hành trình công lý tập 9: Hoàng bị sỉ nhục, Phương dọn ra khỏi nhà
- ·Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
- ·10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2018
- ·Sắp diễn ra Liên hoan phim Nhật Bản 2018
- ·Chủ động nguồn gỗ sạch
- ·Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vong
- ·Cẩn trọng với thông tin quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Slim Kangtado
- ·Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- ·450 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2018
- ·Sắp diễn ra hội chợ quảng bá cam sành Hà Giang, quýt Bắc Kạn năm 2018 tại Hà Nội
- ·Dấu ấn Ngoại giao và những trọng tâm năm 2017
- ·Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- ·Bà xã Jimmii Nguyễn khoe sắc khoe đầy cảm xúc sau 20 năm rời xa sân khấu
- ·TP. Hồ Chí Minh: Giá xe dịp 2/9 sẽ tăng từ 30 – 40%
- ·Từ 1/1/2019: Thuê bao trả trước có thể chuyển sang mạng Viettel giữ nguyên số
- ·Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs PAOK FC, 01h30 ngày 6/1: Ông vua sân khách
- ·Khai mạc Hội nghị Kinh tế đối ngoại 2016 "Ra khơi thuận buồm xuôi gió"