【số liệu thống kê về hoffenheim gặp leverkusen】Quốc hội quyết chi hơn 122.000 tỷ đồng để phát triển văn hóa trong 5 năm
Quốc hội quyết chi hơn 122.000 tỷ đồng để phát triển văn hóa trong 5 năm
(Dân trí) - Quốc hội quyết nghị tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 tối thiểu là 122.250 tỷ đồng, trong đó có 77.000 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương.
Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 (Chương trình) vừa được Quốc hội thông qua sáng 27/11, với 430/454 đại biểu tán thành (chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội).
Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có mối quan hệ, tương tác văn hóa lâu dài với Việt Nam, có đông đảo người Việt Nam sinh sống, lao động, học tập.
Thời gian thực hiện Chương trình trong 10 năm, từ năm 2025 đến hết năm 2035.
Về kinh phí thực hiện, Quốc hội quyết nghị tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 tối thiểu là 122.250 tỷ đồng.
Trong đó, vốn ngân sách Trung ương chiếm 63% với 77.000 tỷ đồng (gồm 50.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 27.000 tỷ đồng vốn sự nghiệp); vốn ngân sách địa phương chiếm 24,6% với 30.250 tỷ đồng; còn lại 12,4% là nguồn vốn khác (khoảng 15.000 tỷ đồng).
Trong quá trình điều hành, Chính phủ sẽ tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương để ưu tiên hỗ trợ thêm cho Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và có giải pháp huy động phù hợp mọi nguồn vốn hợp pháp để thực hiện.
Quốc hội yêu cầu vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho Chương trình phải đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung vào các nội dung cần ưu tiên thực hiện trước nhằm tạo đột phá trong phát triển văn hóa.
Theo nghị quyết của Quốc hội, việc đầu tư cần được phân cấp nhằm tạo quyền chủ động cho các cấp chính quyền địa phương.
Một trong những cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện Chương trình là thực hiện đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài.
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết về kinh phí, có ý kiến băn khoăn khi tỷ lệ "nguồn vốn khác" chiếm 12,4% còn cao, thiếu tính khả thi đối với các địa phương còn khó khăn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích "nguồn vốn khác" huy động thực hiện Chương trình bao gồm nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án; vốn huy động thông qua chính sách thu hút đầu tư; nguồn đóng góp tự nguyện của người dân (tiền, hiện vật, ngày công lao động)…
Theo ông Vinh, tỷ lệ 12,4% là tỷ lệ trung bình trong cả nước. Với những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, đặc biệt là địa phương phát triển công nghiệp văn hóa, tỷ lệ sẽ đạt cao hơn.
Còn với địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, có thể huy động sự đóng góp của người dân bằng ngày công, hiện vật…
"Khi Chương trình thực hiện hiệu quả, hoạt động của Chương trình sẽ mang lại lợi ích cho chính cộng đồng, thu hút sự đóng góp của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp", Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm.
Về dự kiến kế hoạch bố trí và tiến độ nguồn vốn, có ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng bố trí ngân sách và giải ngân vốn năm 2025.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết theo báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Chương trình dự kiến bố trí vốn năm 2025 là 400 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 150 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 250 tỷ đồng/63 tỉnh, thành phố.
Số vốn này hoàn toàn nằm trong khả năng cân đối của ngân sách, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục cho biết nhiều ý kiến nhất trí về chủ trương đầu tư, xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài song cũng có quan điểm cho rằng cần bổ sung cơ chế thực hiện nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và tránh lãng phí.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc đầu tư, xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài là phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin phép Quốc hội đưa nội dung này là một trong những cơ chế đặc thù trong thực hiện Chương trình.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo, tiếp thu ý kiến đại biểu, lựa chọn xây dựng trung tâm theo thứ tự ưu tiên; tiếp tục hoàn thiện cơ chế tổ chức, vận hành phù hợp với từng địa bàn, có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và tránh lãng phí.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·Nam Định: Xây dựng trạm thu phát sóng thông tin di động
- ·Doanh nghiệp xăng dầu cho phép khách ‘đổ xăng trước trả tiền sau’ qua app
- ·“Tỷ giá sẽ chịu một số áp lực”
- ·Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp
- ·Nhập siêu 7 tháng ước khoảng 3,4 tỷ USD
- ·Bộ TT&TT yêu cầu triển khai các biện pháp bảo vệ hệ thống dịp nghỉ lễ Quốc khánh
- ·Việc tắt sóng 2G không ảnh hưởng lớn đến người dân TPHCM
- ·iPhone 8, iPhone 7S đang được đưa vào sản xuất hàng loạt
- ·Định danh cuộc gọi bưu tá giúp bảo vệ người dân trước lừa đảo mạo danh shipper
- ·100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- ·Apple Watch Series 10 mới: Siêu mỏng, tùy chọn Titanium, dùng AI chống ồn
- ·Hệ sinh thái AI Contact Center ghi điểm tại Ngày hội Đổi mới sáng tạo 2024
- ·TP.HCM sẽ đồng loạt bán xăng E5 từ 30
- ·Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết
- ·Đảm bảo liên lạc thông suốt phục vụ điều hành, ứng phó với lũ và sạt lở
- ·Viettel DevOps Sphere
- ·3 nhà sưu tập Việt Nam giành giải Vàng triển lãm tem bưu chính khu vực ASEAN
- ·Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- ·Đề xuất chặn xem bóng đá lậu qua website “Xôi Lạc”