【kết quả bóng đá campuchia hôm nay】Thực hiện Nghị định 71: Xử phạt xe không chính chủ, hiểu thế nào?
Dư luận đang quan tâm về việc triển khai áp dụng xử phạt các vi phạm giao thông đường bộ theo quy định mới tại Nghị định 71/2012/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/11/2012,ựchiệnNghịđịnhXửphạtxekhngchnhchủhiểuthếkết quả bóng đá campuchia hôm nay trong đó có nêu việc xử phạt người điều khiển phương tiện mà không phải là chủ sở hữu phương tiện đó.
Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Theo đó, từ 10/11/2012 tăng mức xử phạt một số hành vi vi phạm giao thông đường bộ, trong đó có hành vi của chủ xe ô tô, xe máy không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định.
Chỉ sửa đổi về mức phạt tiền vi phạm
Cụ thể, trước đó, tại điểm đ, khoản 4, Điều 33, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô vi phạm việc không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định. Vi phạm này đối với xe máy, mức phạt đối với chủ phương tiện là 100.000 – 200.000 đồng.
Còn theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP, điều khoản trên được sửa đổi, bổ sung thành: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy; các loại xe tương tự mô tô có hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định. Đối với chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô mức phạt áp dụng đối với hành vi này từ 6 triệu đến 10 triệu đồng (điểm c, khoản 6).
Như vậy, so với quy định cũ (Nghị định 34/2010/NĐ-CP), Nghị định 71/2012/NĐ-CP chỉ sửa đổi về mức phạt tiền hành chính đối với loại hành vi vi phạm không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định.
Tuy nhiên, trong dư luận mấy ngày qua, đa số lại băn khoăn rằng: Việc đi xe không chính chủ (bao gồm xe không sang tên đổi chủ khi mua, bán, cho, tặng,... và cả xe của gia đình, xe mượn của người khác) cũng sẽ bị xử phạt.
Không điều chỉnh về tính chất, loại hành vi vi phạm
Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải khẳng định: Về việc xử phạt vi phạm không chuyển quyền sở hữu phương tiện, thực chất Nghị định 71 không điều chỉnh về tính chất, loại hành vi vi phạm mà chỉ tăng mức phạt so với quy định cũ tại Nghị định 34/2010/NĐ-CP trước đây.
Bộ Giao thông vận tải cho biết thêm, quy định này đã qua 4 lần sửa đổi và đến Nghị định 71 cũng chỉ nâng mức phạt, còn việc quy định hành vi vi phạm và việc xử phạt vẫn áp dụng theo các quy định hiện hành.
Như vậy, nội dung Nghị định 71 không có quy định xử phạt người điều khiển xe không chính chủ, mà chỉ quy định xử phạt chủ phương tiện có hành vi không chuyển quyền sở hữu đúng quy định.
Bộ Giao thông vận tải phân tích: Nghị định 71 đã quy định rõ về hành vi và mức phạt, còn thủ tục và hình thức xử phạt được áp dụng theo quy định hiện hành của Bộ Công an.
Còn việc chuyển đổi sở hữu phương tiện cũng đã được quy định tại khoản 3, Điều 6, Thông tư số 36/2010/TT-BCA. Cụ thể, chủ sở hữu phương tiện có trách nhiệm “trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho, tặng, thừa kế, người mua hoặc bán xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe”.
Cũng về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Chiến, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng: Quy định trong Nghị định 71/2012 là rõ ràng. Tuy nhiên, đối với người dân và lực lượng thực thi pháp luật thì việc xác định hành vi vi phạm và xử phạt hành vi vi phạm này thì ngoài căn cứ trong Nghị định 71, còn phải hiểu rõ các văn bản pháp luật có liên quan.
Tăng mức phạt để tăng tính răn đe
Tìm hiểu về lý do nâng mức phạt hành vi vi phạm không chuyển quyền sở hữu phương tiện, Bộ Giao thông vận tải cho hay: Thực tế là có rất nhiều người mua bán phương tiện nhưng không sang tên đổi chủ, vừa gây thất thu thuế cho nhà nước, đồng thời lại gây khó khăn cho lực lượng chức năng khi thực thi nhiệm vụ, việc “phạt nguội” gặp khó khăn.
Ví dụ như lực lượng chức năng đã rất khó xác định được chủ sở hữu phương tiện vi phạm thông qua hình ảnh ghi lại hành vi vi phạm bằng hệ thống camera, máy chụp ảnh kiểm soát giao thông trên một số tuyến trọng điểm, một số nút giao thông tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, trạm cân...,
Do vậy, Nghị định 71/2012/NĐ-CP đã tăng mức phạt vi phạm này, nhằm đảm bảo tính răn đe, để các chủ phương tiện tự giác thực hiện nghiêm quy định chuyển quyền sở hữu khi mua bán phương tiện theo đúng quy định của pháp luật.
Nguồn: Chinhphu.vn
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- ·Hôm nay, Trung Quốc tăng thêm tàu quân sự tại khu vực giàn khoan
- ·Tiêu cực kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014: Sở Giáo dục Hà Nội xử lý thế nào?
- ·Vụ rơi trực thăng ở Hà Nội làm 18 người chết: nỗi đau người ở lại!
- ·Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- ·Danh sách các trường đại học xét tuyển điểm nguyện vọng 2 dưới 20 điểm khối A thi đại học năm 2014
- ·Sẽ yêu cầu hai Viện Hàn lâm tổ chức họp báo định kỳ
- ·Thi đại học 2014: Nhiều thí sinh thích thú với phần bài tập môn Sinh
- ·Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- ·Hàng rào sống giúp thí sinh thi ĐH 2014 thoát nạn tắc đường
- ·Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023
- ·Danh sách 268 trường đã công bố điểm thi điểm chuẩn ĐH, CĐ năm 2014
- ·Nhà vệ sinh gần chục tỷ đồng thu hút 3.000 khách nước ngoài
- ·Đáp án chính thức đề thi đại học môn tiếng Anh khối d năm 2014 của Bộ Giáo dục
- ·Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
- ·Nhận giải thưởng Hồ Chí Minh được tặng hơn 300 triệu
- ·Tình hình biển Đông 29/6: Lời tuyên bố bất ngờ của Tập Cận Bình
- ·Nếu virus Ebola xâm nhập, Việt Nam sẽ làm gì?
- ·Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- ·Vì sao người Việt đầu độc...chính mình?