会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【napoli inter milan】“Đuối sức” khi không có học viên!

【napoli inter milan】“Đuối sức” khi không có học viên

时间:2025-01-11 15:46:18 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:579次

Đào tạo nghề ở Trường trung cấp Âu Lạc

Thiếu vốn đầu tư

Khoảng 5 năm trở về trước,Đuốisứckhikhôngcóhọcviênapoli inter milan đào tạo nghề ngoài công lập phát triển rầm rộ. Toàn tỉnh có trên 20 cơ sở có quy mô và 120 cơ sở do các doanh nghiệp, cá nhân thành lập phục vụ nhu cầu sản xuất. Hiện tại, chỉ còn 7 cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập hoạt động, trong đó, có đơn vị duy trì theo kiểu cầm chừng. Anh Nguyễn Văn Hùng, phường Phú Hội (TP. Huế) cho rằng: “Tôi muốn học nghề theo kiểu kèm nghề, nhưng không tài nào mê nổi các cơ sở khi máy móc lạc hậu, nhà xưởng nhếch nhác, chương trình giảng dạy thiếu hấp dẫn. Thời đại công nghệ mà các doanh nghiệp không đầu tư máy móc thì khó phát triển được’’.

Thiếu mặt bằng nhà xưởng đạt chuẩn, danh mục nghề nghèo nàn hay tâm lý lao động không muốn học nghề dẫn đến tình trạng nhiều cơ sở dạy nghề nghiệp ngoài công lập bỏ cuộc. Vốn bỏ ra nhiều mà thu hồi nhỏ giọt nên không ít doanh nghiệp nợ chồng, nợ chất buộc phải đóng cửa. Thế nên, nhiều cơ sở muốn chọn cách an toàn, chỉ đào tạo những ngành nghề mà đơn vị có, đào tạo rập khuôn những ngành nghề phổ thông, ít tốn chi phí đầu tư. Còn các nghề thuộc nhóm công nghệ, kỹ thuật, cơ khí... rất ít được đầu tư. Nếu có thì cũng chia thành từng hạng mục nhỏ mà rốt cuộc chẳng đến đầu đến đũa.

Nhà xưởng, nơi để học viên thực hành là điều xa xỉ. Thậm chí, mặt bằng nhà xưởng nhỏ, không đủ diện tích để lắp đặt thiết bị và bố trí đủ vị trí thực hành cho học viên. Khó khăn hơn khi nhiều nơi còn chưa có cơ sở riêng, phải thuê phòng học, phòng làm việc. Chị Nguyễn Thị Hồng, Quản lý cơ sở dạy nghề Hy Vọng cho biết: “Cơ sở chỉ trang bị máy một kim để dạy may công nghiệp, thực tế là phải có loại máy chuyên dùng tầm vài chục triệu đồng. Chúng tôi chỉ sắm được thời gian đầu rồi dùng năm nay sang tháng nọ, chứ tiền đâu mà thay mới. Hơn nữa, nhu cầu học nghề của người lao động cũng cầm chừng”.

Khó giữ giáo viên giỏi

Cái khó của không ít cơ sở là chất lượng giáo viên dạy nghề không cao. Lương giáo viên không hấp dẫn, nhiều người có tâm lý muốn làm ở các cơ sở Nhà nước để ổn định nên dạy nghề ngoài công lập gặp khó khi thu hút người có tay nghề giỏi. Hiện, nhiều cơ sở dạy nghề ngoài công lập khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng đội ngũ giáo viên thỉnh giảng; bổ sung thêm nguồn giáo viên là các cán bộ, chuyên gia kỹ thuật từ công ty. Ngoài ra, các đơn vị  có chế độ đãi ngộ cao hơn để thu hút giáo viên đảm bảo đáp ứng theo quy mô đào tạo hiện tại.

Chất lượng và ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động. Mức học phí thấp, doanh nghiệp hỗ trợ hạn chế nên các các cơ sở đào tạo nghề phải chật vật xoay sở ghép lớp, ghép nhóm, vật tư dành cho thực tập tay nghề bị cắt giảm... ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Cô Nguyễn Thị Như Quỳnh, Hiệu phó Trường trung cấp Âu Lạc cho hay: “Tuyển sinh gặp khó khăn nên chỉ tiêu tuyển học viên không đạt. Mặc dù cơ sở vật chất được đầu tư khá hiện đại, ngành nghề phong phú nhưng ít người đăng ký nên chúng tôi đành phải tuyển gọn lại những ngành mà thị trường lao động đang cần”.

Các đơn vị đào tạo nghề ngoài công lập được hưởng một số chính sách ưu đãi theo quy định, nhưng thực tế, thủ tục rất rườm rà. Việc cấp quyền sử dụng đất cho các cơ sở ngoài công lập để xây dựng các trường nghề lại rất khó khăn. Nhiều chính sách, cơ chế (như cho vay tín dụng, hỗ trợ ban đầu) ban hành chậm làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực dạy nghề. Ông Hà Văn Tuấn, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng, các cơ sở đào tạo nghề công lập nhưng hoạt động không hiệu quả, không có học viên đến học thì cũng phải sáp nhập với cơ sở dạy nghề khác. Cần có cơ chế khuyến khích liên kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp cũng như tạo điều kiện để doanh nghiệp đào tạo nghề. Đặc biệt, các ưu đãi về thuế, tín dụng nên đơn giản hoá thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp...”.

Muốn xã hội hóa công tác dạy nghề cần phải cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đào tạo nghề. Cơ chế sử dụng ngân sách Nhà nước, chính sách huy động vốn… cũng phải đổi mới. Nhất là, cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia mở trường, mở lớp dạy nghề; có chính sách hỗ trợ để nâng cao năng lực cho hệ thống đào tạo nghề.

Bài, ảnh: Huế Thu

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
  • 5 tác hại nguy hiểm của chất bảo quản khi có trong thực phẩm
  • Sắc xanh bí ẩn của dòng Ouse ở Anh đang khiến nhiều nhà khoa học đau đầu
  • 'Thối' hết cả hàm răng vì uống quá nhiều nước ngọt có ga
  • Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
  • Chuyên gia cảnh báo ⅓ số người mắc tiểu đường không dùng thuốc theo quy định
  • Xe trượt điện: ‘Tử thần bắt con’ bất cứ lúc nào cha mẹ cần cảnh giác
  • Quá mạo hiểm nếu đang dùng thuốc mà ăn bưởi
推荐内容
  • Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
  • Cảnh báo nổi bật trong nước và thế giới năm 2017
  • Chất tẩy rửa, khăn giấy chống khuẩn có thể khiến bạn lãng phí tiền bạc vì lý do sau
  • Chuyên gia cảnh báo ⅓ số người mắc tiểu đường không dùng thuốc theo quy định
  • Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
  • Não bị tắc nghẽn nếu ăn đồ ăn nhanh thường xuyên