【trận đấu napoli gặp juventus】Tổng Bí thư: Bộ máy nhà nước quá cồng kềnh, tới đây tiếp tục tinh gọn
Tổng Bí thư: Bộ máy nhà nước quá cồng kềnh,ổngBíthưBộmáynhànướcquácồngkềnhtớiđâytiếptụctinhgọtrận đấu napoli gặp juventus tới đây tiếp tục tinh gọn
(Dân trí) - Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng bộ máy nhà nước hiện nay quá cồng kềnh, kìm hãm sự phát triển, tới đây sẽ tiếp tục tinh gọn hiệu quả.
Sáng 31/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng và việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương.
Phải phát triển bền vững, hài hòa
Phát biểu ý kiến thảo luận ở tổ, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, chủ trương thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương có quá trình chuẩn bị từ lâu, quan trọng nhất phải đủ về tiêu chí chứ không theo cảm xúc được.
Theo Tổng Bí thư, thành phố trực thuộc Trung ương phải có triển vọng phát triển. Đầu tư cho thành phố là đầu tư cực tăng trưởng của khu vực, phải nghiên cứu những cơ chế, chính sách đặc biệt.
Vì thành phố là cực tăng trưởng nên phải đi đầu trong đổi mới sáng tạo, thu chi ngân sách, phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng Bí thư nhấn mạnh việc phát triển phải bền vững, hài hòa, nếu thành phố cứ phát triển vùn vụt còn nông thôn càng khó khăn là không được, rồi người dân cứ ùn ùn đổ về thành phố.
Với những địa phương muốn phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Bí thư lưu ý phải căn cứ vào tiêu chí từ quy hoạch, dân số, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa... đều có quy định.
"Cả nước vì Huế, Huế vì cả nước. Tôi thấy Huế xứng đáng. Tuy nhiên lên thành phố thì cần một giai đoạn, quá độ... Chúng ta hy vọng thời gian đó không quá dài", ông nói.
Bộ máy quá cồng kềnh, phải tinh giản
Về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng, Tổng Bí thư cho biết nhiều đại biểu băn khoăn liên quan cơ chế chính quyền đô thị thế nào? Cơ chế bộ máy quản lý Nhà nước thế nào làm sao cho hiệu lực, hiệu quả?...
Ông lưu ý, đây là vấn đề rất lớn và đang tập trung bàn để tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy; không hình thức mà phải đúng thực chất.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, từ Đại hội XII, nghị quyết của Trung ương đã đánh giá bộ máy nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, phải sắp xếp, tinh gọn. Hiện nay mới sáp nhập từ dưới lên như xã, huyện còn tỉnh chưa làm; mới thực hiện sắp xếp ở một số vụ, cục, tổng cục của bộ, ngành còn Trung ương chưa làm.
"Trung ương mà gọn được thì tỉnh sẽ gọn. Cách thức phải như thế nào và đây là vấn đề rất lớn, sắp tới phải bàn", Tổng Bí thư nói, đồng thời nhấn mạnh, tới đây Trung ương phải gương mẫu, các ban của Đảng phải gương mẫu, Quốc hội gương mẫu, Chính phủ gương mẫu. "Không tinh gọn bộ máy không phát triển được", Tổng Bí thư khẳng định.
Dẫn chứng ngân sách đang chi khoảng gần 70% để trả lương, chi thường xuyên, phục vụ cho hoạt động, Tổng Bí thư cho rằng nếu điều hành ngân sách như vậy sẽ không còn tiền chi cho đầu tư phát triển.
"Đất nước muốn phát triển được, muốn làm dự án này, dự án kia thì tiền ở đâu? Nuôi nhau hết thì còn đâu tiền nữa. Còn 30% thì tiền đâu để đầu tư quốc phòng, an ninh, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội. Trong khi các nước khác chi hơn 40%. Ít nhất chúng ta phải có trên 50% ngân sách để phục vụ cho phát triển, cho quốc phòng, an ninh, giáo dục, y tế, an sinh xã hội.... Vô cùng sốt ruột", Tổng Bí thư nói.
Tổng Bí thư cũng nêu việc vì sao không thể tăng lương? Theo ông, tăng lương trong khi bộ máy khổng lồ sẽ lên đến 80-90% chi ngân sách, sẽ không còn tiền để đầu tư các hoạt động khác.
"Cứ hứa hẹn năm 2025-2026 tăng lương nhưng áp lực khó khăn lắm, cần nhìn rất thực chất. Tinh gọn bộ máy, tiếp tục giảm biên chế, giảm chi tiêu thường xuyên để giành nguồn lực đầu tư phát triển. Bộ máy cồng kềnh khó khăn lắm, kìm hãm sự phát triển", Tổng Bí thư nêu.
"Có tội phạm đe dọa, khống chế cả chính quyền"
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, có nhiều bộ ngành quản lý không rõ chức năng, nhiệm vụ, không phân cấp cho địa phương, phải xin - cho.
"Đáng lẽ địa phương làm nhưng mình vẫn giữ lấy, hỏi mãi không trả lời, mất thời gian. Giờ địa phương làm họ chịu trách nhiệm, nguyên tắc, quy định có hết rồi làm sao phải giữ lại những chuyện đó, xong lại xin", ông Lâm nói.
Tổng Bí thư cho rằng chỉ một ông chuyên viên có ý kiến khác thôi là toàn bộ hệ thống lại phải dừng lại để đánh giá lại, họp lại... rất mất thời gian.
Theo Tổng Bí thư, cơ chế hiện nay là vậy, một ý khác thôi là không thể vượt qua được, hết tháng này đến tháng kia bàn những chuyện đó nhưng chưa giải quyết.
Tổng Bí thư dẫn chứng vừa qua tập trung giải quyết vấn đề cát đá sỏi ở sông. Ông cho biết có 5-6 bộ nhưng không biết ai chủ trì. Bộ Giao thông vận tải nói sông đó là khơi thông luồng lạch cho giao thông; Bộ Tài nguyên và Môi trường nói đây là kho tài nguyên, ai muốn khai thác phải trả tiền; Bộ Xây dựng nói là vật liệu xây dựng...
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, bộ máy như thế thì làm sao chịu được.
"Tại sao lại cồng kềnh, chồng chéo, khó khăn đến thế. Mất bao nhiêu thời gian về những vấn đề như thế này. Doanh nghiệp cũng khổ sở, muốn làm vấn đề gì về cát đá sỏi phải hỏi đủ ý kiến các sở, ngành sau đó UBND tỉnh quyết định, huyện chịu trách nhiệm quản lý… mà lại vẫn tiêu cực", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Tổng Bí thư cho rằng quản lý như thế "có phải là hay đâu". Cát đá sỏi lòng sông là khe hở, người dân không được thụ hưởng việc này. Cát đá sỏi lòng sông khai thác lên rồi giá bán giá mua lằng nhằng, doanh nghiệp lời như thế nhưng vẫn khai thác chui… rất tiêu cực.
"Thậm chí tội phạm cũng xen vào, từ ông vận chuyển, ông khai thác, ông đổ vào khu công nghiệp, những công trình công… đều có bóng dáng của tội phạm. Các chủ tịch địa phương cũng rất nhức đầu, thậm chí tội phạm còn đe dọa, khống chế cả chính quyền", Tổng Bí thư nói.
(责任编辑:La liga)
- ·Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Arabi, 21h35 ngày 6/1: Khó tin chủ nhà
- ·Nam Youtuber nổi tiếng cứu sống đại bàng hoàng đế quý hiếm
- ·Trạm tiếp nhiên liệu thuyền hydro đầu tiên trên thế giới
- ·Huy động 2,2 tỷ USD đầu tư trạm sạc trên cao tốc bằng cách nào?
- ·Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Hatayspor, 23h00 ngày 5/1: Chênh lệch dẳng cấp
- ·Thích xe điện vì môi trường xanh, cô bé vẽ tranh thi sáng tạo cùng VinFast
- ·Biến đổi khí hậu có thể làm bùng phát nạn châu chấu sa mạc tại châu Phi
- ·Gần 500 con tê giác bị săn trộm trên khắp Nam Phi trong năm 2023
- ·Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- ·Trưa nay 4/3, Hà Nội đứng đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- ·Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Năng lượng nhiên liệu hóa thạch mất dần vị thế trước năng lượng tái tạo châu Âu
- ·TP.HCM chuẩn bị 29.000 người và trăm phương tiện ứng phó sự cố chất thải
- ·Google ký hợp đồng mua bán điện gió ngoài khơi lớn nhất từ trước tới nay
- ·Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- ·Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Các địa phương mong chờ Luật Đất đai sớm có hiệu lực
- ·Nước ngầm nhiều nơi trên thế giới đang giảm nhanh
- ·Phó Thủ tướng: Khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện tái chế chất thải
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·Khám phá trang trại trồng rau dưới đáy biển