【ket qua tnk】Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi: Vì sao giá trị gia tăng thấp?
Sản lượng và giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng nhanh Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trông đợi nhiều vào doanh nghiệp “đầu tàu” |
Quy mô chế biến chỉ ở mức 1,3 triệu tấn/năm, chiếm 20 - 22% sản lượng lợn thịt xuất chuồng so với thế giới. Ảnh: Thu Dịu |
Giá trị xuất khẩu đạt 232 triệu USD trong 6 tháng đầu năm
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại Việt Nam, ngành chăn nuôi đã đóng góp gần 27% GDP ngành nông nghiệp. Sản phẩm của ngành chăn nuôi không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cho gần 100 triệu dân trong nước, khách du lịch quốc tế mà còn góp phần vào mục tiêu xuất khẩu. Trong 6 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 232 triệu USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước. Đối với thịt lợn, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là thịt lợn sữa đông lạnh với hơn 19.000 tấn, trị giá trên 18,4 triệu USD, tăng 103% về lượng và tăng 117% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Hồng Kông (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu thịt lợn sữa đông lạnh lớn nhất của Việt Nam, với lượng xuất khẩu tăng 13% về lượng và tăng 43,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Ngoài ra, thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh của Việt Nam còn đang được xuất khẩu sang thị trường Papua New Guinea, Lào, Malaysia. Đối với lợn sống, năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 21.560 con nhưng 6 tháng đầu năm nay chỉ xuất được 6.833 con.
Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) dự báo, năm 2023 Trung Quốc là thị trường có nhu cầu thịt lợn lớn nhất, dự kiến tăng 1,1%, đạt 56 triệu tấn (chiếm 48,8% toàn thế giới), quốc gia này có nhu cầu nhập khẩu khoảng 2,3 triệu tấn (tăng 8%). EU là khu vực xuất khẩu thịt lợn lớn nhất, sản lượng dự kiến 21,7 triệu tấn (giảm 2,8%); xuất khẩu đạt 3,7 triệu tấn (giảm 11,3%) và nhập khẩu ước đạt 100.000 tấn (giảm 17,4%).
Về số lượng, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, tính đến cuối năm 2022, Việt Nam đã được biết đến là quốc gia có ngành chăn nuôi lợn đứng thứ 5 về đầu con, thứ 6 về sản lượng thịt so với thế giới. Trong thời gian qua, tăng trưởng đàn lợn của Việt Nam có sự biến động lớn về tổng đàn và sản lượng. Theo Tổng cục Thống kê, ước tính tổng đàn lợn của cả nước cuối 2022 khoảng 25 triệu con; tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2023 tăng khoảng 2,5% so với cùng thời điểm năm 2022. Tốc độ tăng trưởng đàn lợn các tháng năm 2023 thấp hơn năm 2022 ở cùng thời điểm. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 2,3 triệu tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Chăn nuôi lợn cũng đang chuyển dịch mạnh theo xu hướng giảm quy mô nhỏ lẻ ở hộ gia đình, tăng mạnh các quy mô chuyên nghiệp và trang trại lớn. Trong giai đoạn 2019 - 2022, cơ sở chăn nuôi nhỏ quy mô nông hộ giảm 15 - 20%. Cùng với đó, sản lượng lợn sản xuất trong nông hộ nhỏ lẻ giảm còn 35 - 40%, các hộ chuyên nghiệp và trang trại chiếm 60 - 65%. Cũng theo ông Dương Tất Thắng, thống kê giai đoạn 2020 - 2023, cơ cấu đàn vật nuôi của Việt Nam được phân bổ, gồm: Chăn nuôi lợn chiếm 60 - 64%; gia cầm 28 - 29%; trâu, bò, dê, cừu chiếm 9%. “Trong khi đó, về cơ cấu sản lượng thịt thế giới giai đoạn này, thịt lợn chiếm 41%, thịt gia cầm 37% và thịt trâu, bò 22%. Như vậy, cơ cấu thịt lợn của Việt Nam cao hơn trung bình chung của thế giới khoảng 20%”, theo báo cáo của Cục Chăn nuôi.
“Ăn đong” nhập khẩu thức ăn
Có tiềm năng lớn về thịt lợn, nhưng theo ông Lê Thanh Hòa, dù Việt Nam đã có 67 nhà máy chế biến quy mô công nghiệp, sản phẩm giá trị gia tăng cao như đồ hộp, hun khói, xúc xích… đạt 15 - 20%; chế biến phụ phẩm sau giết mổ như nước xương, thức ăn chăn nuôi đã được đầu tư, nhưng quy mô chế biến chỉ ở mức 1,3 triệu tấn/năm, chiếm 20 - 22% sản lượng lợn thịt xuất chuồng. Muốn mở rộng thị trường xuất khẩu thịt, cần phải phát triển mạnh các nhà máy chế biến, sản phẩm phải bảo đảm các tiêu chuẩn quốc tế.
Đặc biệt một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sản xuất nhiều nhưng “xuất khẩu không được bao nhiêu”, không thể cạnh tranh với thế giới của ngành chăn nuôi lợn được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến chỉ ra chính là Việt Nam vẫn "ăn đong" nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, trong khi thức ăn chăn nuôi chiếm tới 65% chi phí giá thành sản xuất.
Để xuất khẩu được thịt lợn, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng một trong những yêu cầu hiện nay là phải độc lập, tự chủ được nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước, giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Đây cũng là mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 800.000 ha có thể chuyển sang trồng ngô, đậu tương... để có nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký kết với một số doanh nghiệp triển khai xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Tây Nguyên. Còn đối với vùng chăn nuôi đạt chuẩn an toàn sinh học để có sản phẩm thịt xuất khẩu theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các địa phương xây dựng tại Đông Nam Bộ, vì đây là vùng chăn nuôi tập trung quy mô lớn.
Các doanh nghiệp cũng cần đầu tư chế biến sâu để đưa ngành chăn nuôi bước ra thế giới. Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, gắn với nhà máy chế biến, gắn với chuỗi để có vùng nguyên liệu xuất khẩu.
Còn theo Phó Cục trưởng Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Việt Nam, kiểm soát dịch bệnh là một trong những nguyên tắc cốt lõi trong xuất khẩu gia súc, gia cầm và cũng là nội dung được đưa vào đàm phán các hiệp định thương mại tự do và Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật của WTO (Hiệp định SPS) giữa Việt Nam và các nước khác. Do đó, cần xác định rõ chính sách để tăng sản lượng, nâng cao chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn (phẩm cấp, hình thức, ATTP,…) các kênh phân phối, tiêu thụ; tổ chức liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, nhập khẩu và hệ thống bán lẻ, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các khâu. Đồng thời, tổ chức tốt hệ thống phân phối, rút ngắn các chuỗi cung ứng (từ sản xuất đến bán lẻ, giảm các khâu trung gian); kiểm soát thị trường hiệu quả, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế trong bán hàng trực tiếp và bán hàng online, phát huy hơn nữa vai trò các hiệp hội bán buôn, bán lẻ, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·Nghi án em chồng đâm chết chị dâu ở Long An
- ·Công an Nghệ An bắt 3 đối tượng, thu giữ 6.000 viên ma túy tổng hợp
- ·Giả danh nhân viên xổ số miền Bắc để lừa đảo chiếm đoạt tiền
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Đại diện VKS: Bị cáo Trương Mỹ Lan coi SCB là nơi giữ tiền, lúc cần thì rút
- ·Bắt nhóm nam nữ quan hệ tình dục rồi phát trực tiếp lên mạng xã hội
- ·Bắt nguyên Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Phương Hoàng Kim
- ·Nam sinh lớp 9 ở Quảng Bình đuối nước khi thả lưới giữa mưa lũ
- ·Tạm giữ 20 thanh niên dùng hung khí gây náo loạn đường phố ở Hà Nội
- ·Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- ·Lương doanh nghiệp Nhà nước cao hơn doanh nghiệp FDI
- ·Xâm hại hàng loạt bé gái ở Hà Nội, gã đàn ông bị tuyên phạt 18 năm tù
- ·Vinamilk ký hợp đồng trực tiếp với hàng ngàn hộ nông dân chăn nuôi bò sữa
- ·Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- ·Hướng tới thị trường cao cấp
- ·Bắt nguyên trưởng phòng tài nguyên và môi trường ở An Giang
- ·Hoàn thành tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Đền thờ Lý Nam Đế
- ·Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- ·Khởi tố, bắt tạm giam cô giáo đưa đón trẻ trong vụ bé 5 tuổi tử vong ở Thái Bình