【kei nha cai】Việt Nam sẽ có thị trường chứng khoán phái sinh
Tiềm năng
TheệtNamsẽcóthịtrườngchứngkhoánphákei nha caio Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường Nguyễn Sơn, tại Quyết định 252/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2020 cũng đã đặt ra việc xây dựng TTCK phái sinh theo lộ trình thích hợp.
Một số khái niệm cơ bản về chứng khoán phái sinh đã được quy định trong Luật Chứng khoán. Theo đó, việc lựa chọn các thị trường phái sinh dựa trên công cụ cơ sở (gốc) là chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán… là cơ sở ban đầu cho hoạt động giao dịch. Các chứng khoán cơ sở phải đáp ứng được một số tiêu chí về tính thanh khoản, chất lượng của dòng thông tin về giao dịch tài sản cơ sở và các liên kết về công nghệ thông tin, thẩm quyền quản lý đối với tài sản cơ sở…
Trong khi đó, TTCK Việt Nam đã hình thành và phát triển hơn 12 năm nhưng lại chưa có thị trường phái sinh dựa trên công cụ là chứng khoán để hỗ trợ nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro biến động về giá. Hiện trên thị trường mới chỉ có công cụ đầu tư cơ bản như: Trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.
Thực tế, để hạn chế những rủi ro, các nghiệp vụ tài chính phái sinh được hình thành và từng bước đưa vào hoạt động. Một số sản phẩm phái sinh xuất phát từ công cụ gốc là cà phê, hạt điều, vàng, lãi suất... đã hình thành và phát triển ở các mức độ khác nhau.
Đơn cử như đã có nhiều ngân hàng thương mại trong nước và ngân hàng nước ngoài: Vietcombank, Techcombank, HSBC, Citibank... cung cấp các loại sản phẩm phái sinh tiền tệ nhưng khách hàng còn ít, khối lượng giao dịch nhỏ.
Trên thị trường hàng hóa trong nước có 3 sàn giao dịch là Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Mê Thuật, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam và Sàn Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương tín.. đã bước đầu triển khai một số sản phẩm phái sinh như SGD hàng hóa Việt Nam (VNX) thực hiện niêm yết và giao dịch hợp đồng tương lai của 3 nhóm hàng hóa gồm: cà phê, cao su và thép cán nóng. Nhưng đa phần các giao dịch phái sinh này cũng chỉ ở mức thăm dò, thử nghiệm, sự tham gia của các DN XNK và nhà đầu tư hạn chế.
Bên cạnh đó, do chưa có khung pháp lý hướng dẫn thị trường chứng khoán phái sinh nên một số loại chứng khoán phái sinh phi chính thức tự phát ra đời đã bị UBCKNN yêu cầu ngừng triển khai như trường hợp của Công ty Vàng thế giới (VTG) ra mắt một sản phẩm mới gần giống với Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu, đầu tư vào chỉ số chứng khoán Việt Nam, hay việc Công ty chứng khoán VnDirect cung cấp sản phẩm "hợp đồng hợp tác đầu tư” với những đặc điểm cơ bản của một hợp đồng quyền chọn cổ phiếu.
Lựa chọn mô hình
Theo Vụ trưởng Nguyễn Sơn, việc lựa chọn các sản phẩm phái sinh ban đầu đưa vào hoạt động cần được chuẩn hóa ngay từ đầu và đi từ mức độ thấp đến cao, phù hợp với năng lực quản lý, giám sát và mức độ chấp nhận rủi ro của thị trường.
Đối với Việt Nam, việc triển khai xây dựng TTCK phái sinh được gắn với việc tái cấu trúc mô hình tổ chức thị trường (đề án hợp nhất các Sở giao dịch chứng khoán) và lộ trình đầu tư công nghệ thông tin cho toàn TTCK. Theo đó, sàn giao dịch chứng khoán phái sinh là một trong 3 sàn giao dịch thuộc SGDCK Việt Nam theo mô hình tái cấu trúc hai SGDCK hiện hành (SGDCK TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội) thành một Sở thống nhất. Sàn giao dịch phái sinh vận hành song hành cùng sàn giao dịch cổ phiếu, sàn giao dịch trái phiếu. Hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ được tổ chức gần giống với hệ thống giao dịch trên thị trường cổ phiếu đó là hệ thống đấu giá khớp lệnh với các phiên giao dịch khác nhau.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) sẽ là đơn vị tổ chức việc thanh toán bù trừ (TTBT) cho các chứng khoán phái sinh. Hệ thống thanh toán sẽ cần một Trung tâm TTBT (Clearing house) đóng vai trò là đối tác trung tâm (CCP-central counterparty) bên cạnh hệ thống đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán hiện nay của VSD.
Đối với các công ty chứng khoán (CTCK) khi tham gia thị trường phái sinh, các CTCK thành viên phải có trách nhiệm cao hơn trong việc đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán, là người đứng sau các giao dịch của khách hàng. Điều này đòi hỏi phải tăng các yêu cầu về vốn và một số yêu cầu khác như: Công nghệ, kinh nghiệm… so với các yêu cầu vốn trên TTCK cơ sở. Và với yêu cầu tăng vốn, không phải CTCK nào cũng đủ điều kiện cũng như sẽ lựa chọn tham gia thị trường. Bởi cơ chế thanh toán trên thị trường phái sinh sẽ là cơ chế sẽ thanh toán/sẽ chuyển giao (quá trình thanh toán/chuyển giao sẽ được thực hiện trong tương lai) thay vì cơ chế thanh toán trước/chuyển giao trước như hiện nay (quy định pháp lý hiện hành yêu cầu nhà đầu tư muốn mua chứng khoán phải có đủ tiền và muốn bán chứng khoán phải có đủ chứng khoán trên tài sản).
Về phía các ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác, do các sản phẩm phái sinh được nhìn nhận là các loại “chứng khoán” theo Luật Chứng khoán nên vai trò trung gian trong chứng khoán có thể chỉ được thực hiện thông qua các CTCK.
Hiện UBCKNN đang xây dựng một Nghị định hướng dẫn riêng về tổ chức và giao dịch khoán phái sinh để trình Chính phủ ban hành trong năm 2013. Nghị định là một văn bản dưới Luật và hướng dẫn Luật Chứng khoán. Trên cơ sở Nghị định, SGDCK Việt Nam (theo mô hình định hướng) và VSD sẽ xây dựng các quy chế hướng dẫn về giao dịch và thanh toán và bù trừ cho các khoán phái sinh gắn với các hoạt động nghiệp vụ của mình.
UBCKNN cũng sẽ trình Bộ Tài chính để bổ sung các quy định về tổ chức, hoạt động của các đối tượng tham gia hành nghề kinh doanh chứng khoán phái sinh, quy định về thuế, phí trên TTCK phái sinh, quy định về công bố thông tin, quy định về cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán phái sinh, quy định về thuế, phí trên TTCK phái sinh… để bảo đảm một hành làng pháp lý tương đối đầy đủ giúp cho thị trường vận hành hiệu quả, ổn định.
Mai Ka
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- ·Bao vây, bắt giữ kẻ vận chuyển 18.000 viên ma túy tổng hợp trên đường mòn
- ·Đâm 2 người thương vong, nam thanh niên lĩnh 20 năm tù
- ·Nữ nhân viên ngân hàng chiếm đoạt gần 6 tỷ đồng để đầu tư tiền ảo
- ·Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
- ·Khởi tố giám đốc ban quản lý huyện ở Quảng Nam để thất thoát hơn 12 tỷ đồng
- ·Cảnh sát cơ động được xử lý vi phạm nồng độ cồn không?
- ·Triệu tập nhóm 'quái xế' tông tử vong cô gái chờ đèn đỏ ở Hà Nội
- ·Đấu giá biển ô tô 30K
- ·Kỹ thuật viên trưởng Trung tâm y tế ở Quảng Ngãi trộm hơn 1 tấn chì
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·10 giờ truy bắt đối tượng người Trung Quốc dùng dao cướp tiền ở siêu thị
- ·Khởi tố vụ án nhóm 'quái xế' tông tử vong cô gái chờ đèn đỏ ở Hà Nội
- ·Tài xế phê ma túy, vừa lái xe khách vừa múa
- ·Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Nantes, 01h00 ngày 5/1: Bay vào Top 3
- ·Cha mẹ có được ủy quyền cho con lập di chúc thay?
- ·Khởi tố Huỳnh Nhật Phương tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
- ·Không mang bằng lái xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- ·Kinh ngạc em bé sinh ra từ phôi thai đông lạnh cách đây 14 năm
- ·Bắt nhân viên bảo vệ rừng cấu kết với lâm tặc đốn hạ gỗ quý ở Lâm Đồng