【xep hang bdn】Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan: Vài kỷ niệm về công tác kế hoạch và đầu tư
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan tham dự Diễn đàn thường niên về cải cách và phát triển (VRDF) năm 2018 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàngThế giới lần đầu tiên tổ chức. |
Lần đầu tiên tôi tiếp cận công tác kế hoạch rơi vào những năm 50 thế kỷ trước. Lúc bấy giờ,ênPhóthủtướngVũKhoanVàikỷniệmvềcôngtáckếhoạchvàđầutưxep hang bdn nước ta chuẩn bị kế hoạch 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế1957 - 1960. Để tiến hành công việc mới mẻ và hệ trọng này, Trung ương Đảng ta đã mời đoàn chuyên gia cao cấp của Liên Xô và Trung Quốc sang chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Đoàn Liên Xô do ông Phát-đê-ép, sau này là Tổng thư ký Hội đồng Tương trợ kinh tế, dẫn đầu; đoàn Trung Quốc do ông Lã Quý Ba, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đại sứ Trung Quốc đầu tiên ở nước ta và là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, dẫn đầu.
Từ Đại sứ quán nước ta ở Mát-xcơ-va vừa chân ướt chân ráo về nước, tôi được huy động tham gia phục vụ đoàn Liên Xô. Nhờ vậy mà tôi được hưởng hai đặc ân: lần đầu tiên trong đời được gặp mặt và dịch cho Bác Hồ cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị và hiểu biết chút ít về công tác kế hoạch.
Đoàn Trung Quốc tập trung giới thiệu về kinh nghiệm “cải tạo xã hội chủ nghĩa”, còn đoàn Liên Xô giới thiệu về phương cách xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài việc phiên dịch tiếng Nga tại các buổi làm việc giữa hai đoàn với lãnh đạo ta, tôi được phân công chuyên trách phiên dịch cho các chuyên gia nội - ngoại thương (không biết đó có phải là “điềm” báo hiệu năm 2000 tôi được đưa từ Bộ Ngoại giao sang Bộ Thương mại chăng?!).
Ngày nay, nhiều người hay phê phán, chê bai cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu - bao cấp, nhưng thử hỏi, nếu không có cơ chế ấy, thì liệu có thể huy động được nguồn lực miền Bắc và tranh thủ được viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa để vừa xây dựng miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không?
Trong suốt những năm chống Mỹ cứu nước và đối phó với hai cuộc chiến ở biên giới Tây Nam và phía Bắc, tôi làm việc trong ngành ngoại giao, chủ yếu là tại Vụ Liên Xô - Đông Âu và Đại sứ quán nước ta ở Mát-xcơ-va, nên được tiếp cận hai việc do ngành kế hoạch chuyên trách: đó là tranh thủ viện trợ kinh tế và quân sự của Liên Xô, cũng như đôn đốc việc giao hàng. Năm nào cũng có các đoàn của ngành kế hoạch sang làm việc ở Liên Xô, trong đó có đoàn cấp cao do đồng chí Lê Thanh Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước dẫn đầu.
Liên Xô vốn là nước viện trợ chủ yếu cho nước ta, nên không phải ngẫu nhiên mà Bộ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Nguyễn Hữu Mai đã được cử sang làm Đại sứ ở Liên Xô. Với tư cách là người thứ hai trong Đại sứ quán, tôi đã có dịp hợp tác chặt chẽ với đồng chí Nguyễn Hữu Mai trong mảng công việc nói trên.
Nửa sau thập kỷ 80, tôi có cơ duyên tiếp cận với công tác kế hoạch. Lúc ấy, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã nhấn mạnh yêu cầu “ngoại giao phục vụ kinh tế”. Với tư cách là Vụ trưởng Vụ hợp Kinh tế, rồi Trợ lý Bộ trưởng phụ trách cả mảng công tác kinh tế ở Bộ Ngoại giao, tôi đã được tiếp xúc nhiều với anh em bên kế hoạch, trong đó nổi lên là nhiệm vụ chống lạm phát và soạn thảo Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên - bộ luật theo chuẩn quốc tế, mở đầu quá trình nước ta hội nhập kinh tế quốc tế.
Đầu những năm 90, nước ta từng bước đẩy lui chính sách bao vây cô lập Việt Nam. Hội nghị quốc tế xử lý nợ công của Việt Nam diễn ra ở Paris (Pháp), Hội nghị xử lý nợ tư diễn ra ở London (Anh). Còn Hội nghị các nhà tài trợ đầu tiên diễn ra ở Paris với sự tham gia của Đoàn Việt Nam do Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Phan Văn Khải dẫn đầu và tôi có may mắn được là thành viên với tư cách Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
Các sự kiện mang tính đột phá trên đánh dấu sự chấm dứt chính sách bao vây kinh tế đối với Việt Nam, trang trải những vướng mắc do quá khứ để lại, khai thông dòng vốn ODA vào nước ta. Các cán bộ của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đã có những đóng góp lớn lao vào bước ngoặt này.
Riêng việc tranh thủ ODA của nước ngoài, nhất là của Nhật Bản, mãi mãi tôi ghi nhớ sự phối hợp chặt chẽ, những cuộc bươn trải vận động cùng với các anh Đỗ Quốc Sam, Võ Hồng Phúc… Còn về huy động vốn đầu tưnước ngoài, tôi có may mắn được hợp tác với các anh Đỗ Ngọc Xuân, Võ Đông Giang, Nguyễn Mại… trong Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.
Dòng ODA cộng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với những đạo luật được sửa đổi, bổ sung mấy lần, thực sự là nguồn lực hết sức quan trọng giúp nước ta triển khai thành công công cuộc Đổi mới.
Trong những năm 90 và những năm đầu thế kỷ XXI, nước ta từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, mở đầu là tham gia AFTA vào năm 1995, ASEM 1996, APEC 1998, ký BTA với Mỹ năm 2000, rồi gia nhập WTO năm 2006. Trong quá trình ấy, trên cương vị Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, rồi Bộ trưởng Bộ Thương mại, tiếp đến là Phó thủ tướng, tôi càng có nhiều cơ hội làm việc chặt chẽ với anh em bên ngành Kế hoạch và Đầu tư.
(责任编辑:La liga)
- ·Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên Tết
- ·Bài học lạ giúp trẻ em phòng chống xâm hại tình dục
- ·Chương trình 'Gửi lòng hiếu thuận
- ·Thủ tục truy thu thuế TNCN
- ·Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- ·Anh rể ngoại tình, cô gái khó xử khi biết danh tính 'tiểu tam'
- ·Biến lá dứa thành xơ, sợi trong ngành dệt may
- ·Phế liệu của túi nylon nhập khẩu có phải nộp thuế BVMT?
- ·Nhận định, soi kèo Atromitos vs Asteras Tripolis, 00h30 ngày 6/1: Trên đà hưng phấn
- ·Bài thơ gửi tặng phụ nữ nhân ngày 8/3
- ·Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- ·Cách Ajinomoto trở thành một trong những nơi làm việc hàng đầu châu Á
- ·Học sinh, sinh viên được hỗ trợ vốn để khởi nghiệp
- ·Lỡ hẹn với con mùa Trung thu 2024 và chuyện ý nghĩa phía sau
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·Chàng trai châu Phi bán món ăn Việt Nam ngon lạ, khách mang xô, chậu tới mua
- ·Quảng Ninh: Khai hội Tiên Công và đón bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- ·Thời tiết ngày 25/10: Bão số 6 mạnh lên, liên tục đổi hướng phức tạp
- ·CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- ·Em bé 31 tháng tuổi lặn biển ở Quy Nhơn gây ‘sốt’: Mới sinh 2 tháng đã tập bơi
- Inforgraphics: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 277,84 tỷ USD
- Xung quanh vụ việc hàng tấn lá Khat về Việt Nam: Lộ rõ những kẽ hở của pháp luật
- Gần 100 VĐV tham gia Giải Cầu lông
- Hà Nội: Tạm giữ hơn 4.500 chiếc bánh trung thu nhập lậu
- Hà Nội khởi công 4 cụm công nghiệp tại huyện Đông Anh
- Giá dầu dẫn dắt đà tăng của thị trường hàng hóa nguyên liệu
- Chạy vì những ngôi trường xanh
- Cho con lao động để thấm nỗi vất vả, mẹ không ngờ cậu bé đòi bỏ học đi bán hàng
- Ba vận động viên Thừa Thiên Huế tự tin tham dự ASIAD 19
- Đoàn cơ sở Công ty Xăng dầu vô địch Giải bóng đá thanh niên Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh