【kết quả groningen】Cần cảnh giác với các ứng dụng mua sắm hoàn tiền
Cách thức hoạt động của các ứng dụng hoàn tiền
Qua tìm hiểu của phóng viên, các ứng dụng (App) này hoạt động theo hình thức thanh toán hộ, kết nối các chủ gian hàng và khách hàng để đổi lấy tiền ảo (coin). Một số chân rết (leader) của các ứng dụng này quảng cáo rằng App nhận thanh toán các hóa đơn điện, nước, học phí, bảo hiểm, chi phí sinh hoạt, tiêu dùng, trả góp ngân hàng, thuê nhà, thuê mặt bằng, mua xe, mua nhà, đến các nhu yếu phẩm như thực phẩm, đồ uống…
Để được hoàn tiền mua sắm, người dùng phải chuyển đổi từ tiền VND sang một loại coin riêng của nền tảng (ví dụ như Gem, CBP, Silling, USDT, IBG, ONE, VNDC…). Khi mua sắm tại những gian hàng trực tuyến chấp nhận thanh toán loại coin này, cũng là những tổ chức cá nhân khác đã tham gia vào ứng dụng, người dùng sẽ được hoàn lại bằng chính đồng coin này chứ không phải tiền thật.
Quảng cáo mua bán, nhận thanh toán qua ứng dụng hoàn tiền được hoàn 80% trên Facebook. Ảnh: Q.H |
Theo lời quảng cáo của chị M.P – kinh doanh nước hoa tại quận Hoàng Mai (Hà Nội), thành viên của một ứng dụng hoàn tiền thì khả năng thanh khoản của đồng tiền ảo trong ứng dụng rất cao. Khi tham gia vào hệ thống, người dùng sẽ được mời vào các nhóm zalo, facebook với sự tham gia của trên 5000 người cùng sử dụng, nhờ đó có thể đổi từ tiền thật sang tiền ảo trong vài phút.
Ngoài ra, một số ứng dụng hoàn tiền còn có chức năng khác là kêu gọi đầu tư, người dùng không cần phải mua hay bán sản phẩm gì cả, chỉ cần sử dụng tiền thật để mua coin trên ứng dụng. Sau đó, người dùng sẽ nhận lãi mỗi ngày tối thiểu 0,2%, tùy vào lượng coin đã mua mà lãi suất sẽ càng tăng.
Về cơ bản, hình thức này của các ứng dụng hoàn tiền giống với hình thức góp vốn nhận lãi suất, một hình thức cực kỳ phổ biến trong giới đầu tư tiền điện tử đa cấp.
Cần cảnh giác với những chiêu trò
Các ứng dụng hoàn tiền hiện nay cũng thể hiện sự đa cấp khi lôi kéo người tham gia thông qua việc trả thưởng hoa hồng theo hệ thống nhiều tầng từ 20 - 100 triệu đồng… Cụ thể, khi người dùng giới thiệu bạn bè tham gia sẽ được nhận thưởng tối thiểu 3% trên tổng số tiền nạp vào của tất cả các thành viên trong hệ thống của mình.
Chị M.P cho biết, hệ thống mà chị đang tham gia có tối đa 15 cấp bậc. “Nếu mình giới thiệu bạn A vào App, bạn A (L1) sẽ là cấp 1 của mình. Bạn A giới thiệu bạn AA (L2) vào App thì AA sẽ là cấp 1 của A và là cấp 2 của mình, cứ như thế đến L15, tức cấp 15. Lúc này, chẳng hạn A thực hiện 1 giao dịch 1.000 Gems (1 loại tiền ảo lưu hành trong ứng dụng), bạn sẽ nhận được 5% số Gems, nếu là AA thực hiện giao dịch này thì bạn nhận 1%. Tương tự với L3-15, bất kỳ ai có thu nhập bạn đều được nhận hoa hồng. Số Gems này sẽ trả bạn lãi suất 0,2%/ngày và dùng số Gems đó để đổi ra tiền mặt”.
Hệ thống cấp bậc và hoa hồng trong 1 ứng dụng hoàn tiền. Ảnh: Q.H |
Bên cạnh đó, anh Nam – chủ cửa hàng điện thoại di động tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), một người bị lôi kéo dùng App hoàn tiền cho biết, mua tiền ảo thì dễ, nhưng muốn bán số tiền này thì chỉ bán trong nội bộ những người cùng dùng App. Phía công ty cũng sẽ thu 20% lệ phí/giao dịch.
Anh Duy Phong – nhân viên văn phòng tại quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, nếu loại tiền ảo hiện đang lưu hành trên các ứng dụng chuyển sang tài khoản ATM hoặc rút tại ngân hàng được thì sẵn sàng đầu tư. Nhưng dĩ nhiên điều đó là không thể. Mặt khác, App lấy tiền ở đâu ra để hoàn trả tới 80% và trả lãi cho các khoản đầu tư của người dùng? Thứ hai, chẳng ai bắt ai đầu tư được, nhưng mục đích và những chân rết của các ứng dụng hoàn tiền hiện nay thì đang thuyết phục người dùng theo hướng gửi tiền nhận lãi, chứ không phải là tiêu dùng và khuyến khích người khác xây dựng hệ thống đa cấp để nhận hoa hồng.
Mới đây, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) vừa phát cảnh báo về việc người tiêu dùng không nên tham gia đầu tư, phát triển hệ thống tại những trang web hoặc ứng dụng thương mại điện tử có tên "Tiêu dùng hoàn tiền", "Mua sắm hoàn tiền" để tránh bị lừa đảo do có nhiều dấu hiệu biến tướng, sử dụng mô hình kinh doanh đa cấp trái phép.
Ở Việt Nam, các loại tiền ảo, ví điện tử này chỉ có giá trị nội bộ trong hệ thống, không được pháp luật Việt Nam công nhận là trung gian để thanh toán. Người tham gia có những tranh chấp liên quan đến những giao dịch này đều không được pháp luật bảo vệ./.
Quang Huy
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- ·Giảm gánh nặng bệnh đái tháo đường tại Việt Nam
- ·Hy vọng về sự chuyển động tích cực
- ·Tín hiệu hạ nhiệt ở Myanmar ?
- ·Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- ·Vị thế, vai trò của Việt Nam tại Liên Hợp quốc ngày càng được nâng cao
- ·Giữ nghiêm kỷ luật tài khóa từ đơn vị sử dụng ngân sách
- ·Việt Nam ưu tiên giữ gìn, phát triển quan hệ với Trung Quốc
- ·Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- ·Khai mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN
- ·Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- ·Ngăn chặn tình trạng “tay không bắt giặc”
- ·Cấp giấy chứng nhận nhà ở tại Hà Nội: Chủ đầu tư gây khó
- ·Thủ tướng: Các chính phủ và doanh nghiệp Á
- ·Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
- ·Mùa này, hoa cúc
- ·Doanh nghiệp mía đường vì quyền lợi của ai?
- ·Giảm 99.893 đầu mối mua sắm công, tiết kiệm trên 30 nghìn tỷ đồng mỗi năm
- ·Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·BST Nắng biển trên bãi biển nhân tạo Tuần Châu