【soi kèo serie a】Chống Covid
Công tác chống dịch Covid-19 đang cần sự chung tay,soi kèo serie a hợp tác của cộng đồng. Ảnh: Đức Thanh |
Cú sốc chưa từng có với kinh tếtoàn cầu
Dịch Covid-19 bùng phát, kinh tế thế giới rơi vào cú sốc chưa từng có khi người dân phải ở nhà, vô số doanh nghiệpphải ngừng hoạt động, đóng cửa nhà máy sản xuất, khiến các chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn suốt 2 tháng qua.
Nhìn vào triển vọng năm 2020, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định rằng, năm 2020 sẽ diễn ra một cuộc suy thoái tồi tệ như cuộc khủng hoảng tài chínhtoàn cầu năm 2008-2009, hoặc thậm chí còn tệ hơn.
Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) dự báo, do tác động của Covid-19, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 sẽ ở mức dưới 2%.
Chưa kể, liên tiếp các con số 1.700, 2.000, 5.000, rồi 16.000 tỷ USD… vốn hóa trên thị trường chứng khoán toàn cầu bị “bốc hơi” trong các phiên giao dịch tháng 2 và tháng 3 - thời điểm dịch bùng phát mạnh tại Trung Quốc, lan sang châu Âu, Bắc Mỹ...
“Sao chổi” Covid-19 cũng đang giết dần ngành vận tải do không thể “nhúc nhích” giữa đại dịch. Tính đến trước thời điểm Mỹ áp lệnh cấm nhập cảnh đối với người từ châu Âu, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) đã ước tính doanh thu ngành hàng không thế giới bị “đốt bay” 113 tỷ USD bởi dịch Covid-19.
Nhìn rộng ra trên chuỗi cung ứng toàn cầu, sự gián đoạn nghiêm trọng từ “mắt xích” Trung Quốc do dịch Covid-19 khiến nhiều nhà sản xuất, nhập khẩu trên thế giới tê liệt theo. Minh chứng rõ nét nhất là Apple phải vật lộn với việc ra mắt sản phẩm mới khi gần một nửa đối tác trong chuỗi cung ứng của hãng này nằm tại Trung Quốc.
Vậy câu hỏi đặt ra là, bao giờ dịch Covid-19 mới được kiểm soát và số phận kinh tế thế giới ra sao. Theo kịch bản dự báo được “ông lớn” xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings vừa công bố, dịch Covid-19 lan rộng đẩy thế giới lún sâu vào khủng hoảng.
Theo đó, nếu đại dịch Covid-19 được khống chế trên diện rộng trước quý III/2020, thì các hoạt động kinh tế sẽ phục hồi trở lại sau khi các biện pháp phong tỏa, cách ly được gỡ bỏ, hoạt động chi tiêu sẽ tăng trở lại và các gói kích thích sẽ phát huy tác dụng.
Brian Coulton, chuyên gia kinh tế trưởng của Tập đoàn Fitch cho hay, GDP của Mỹ và châu Âu chỉ có thể hồi phục như trước khi dịch Covid-19 vào năm 2021.
“Vòng kim cô” khoanh dịch
Fitch Solutions - một đơn vị nghiên cứu kinh tế vĩ mô của tập đoàn Fitch - vừa hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 từ 6,3% xuống còn 2,8%.
Các nhà phân tích Fitch Solutions lý giải, việc điều chỉnh trên dựa vào tăng trưởng GDP trong quý I/2020 của Việt Nam chỉ đạt 3,8%, đồng thời đơn vị này nhận định, các nhóm ngành, lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam sẽ vấp phải nhiều khó khăn do cú sốc Covid-19.
Trong đó, lĩnh vực chế tạo được dự báo tăng trưởng không mấy khả quan trong năm 2020, khi chỉ tăng trưởng 7,1% trong quý I/2020, thấp hơn nhiều so với mức tăng 10,2% của quý IV/2019, do sự gián đoạn nghiêm trọng trong các chuỗi cung ứng toàn cầu khi Trung Quốc phong tỏa nhiều thành phố, trung tâm đầu não sản xuất công nghiệp để chống dịch Covid-19.
Theo Fitch Solutions, tăng trưởng lĩnh vực chế tạo của Việt Nam trong các quý tới sẽ duy trì ở mức thấp, vì nhu cầu trong nước và thế giới giảm mạnh bởi thế giới đã bước vào suy thoái.
Còn phân tích của ADB cho thấy, sự lây lan của dịch Covid-19 và hệ quả là sự giảm tốc đột ngột của nền kinh tế toàn cầu sẽ kéo tụt tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2020 xuống mức 4,8%. Dịch bệnh có thể tác động nghiêm trọng đến Việt Nam, hình thành các cú sốc đối với cả phía cung và cầu ở hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Nếu các rủi ro do dịch bệnh gia tăng, kinh tế Việt Nam có thể còn suy giảm mạnh hơn.
Như vậy, để giữ được tăng trưởng, cấp bách phải khống chế được dịch bệnh. Đối pháp được khuyến cáo cho Việt Nam và các quốc gia khác bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh là thiết lập vòng tròn hợp lực từ 3 giải pháp then chốt, gồm: đề ra chính sách vĩ mô đủ tốt để ổn định nền kinh tế; hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp; huy động sự chung tay của người dân.
Nhóm 4 chuyên gia của IMF khuyến cáo, chính phủ các nước, ngoài triển khai các chính sách kinh tế như kích thích tổng cầu, cần tập trung đảm bảo 3 mục tiêu khác.
Thứ nhất, đảm bảo chức năng và hoạt động của các ngành nghề thiết yếu, nhất là nguồn lực cho xét nghiệm và điều trị Covid-19, chưa kể cải thiện dịch vụ y tế, nâng cao năng lực sản xuất và phân phối thực phẩm, duy trì nền tảng hạ tầng và các tiện ích thiết yếu.
Thứ hai, cung cấp đủ nguồn lực cho người bị tác động bởi dịch Covid-19. Chính phủ cần hỗ trợ các hộ gia đình mất thu nhập trực tiếp hoặc gián tiếp do các biện pháp chống dịch, có thể là hỗ trợ duy trì công việc tại nhà hoặc trợ cấp thất nghiệp.
Thứ ba, cần có biện pháp ngăn chặn gián đoạn kinh tế trên diện rộng thông qua việc triển khai các chính sách bảo vệ các mạng lưới kết nối người lao động - người sử dụng lao động, nhà sản xuất - người tiêu dùng, đơn vị cho vay - người vay, để các hoạt động sản xuất - kinh doanh có thể khôi phục nhanh nhất khi dịch bệnh được đẩy lùi.
Ở góc độ khác, Adam Livermore, Thomas Zhang và Chris Devonshire-Ellis, 3 chuyên gia từ Công ty tư vấn doanh nghiệp và đầu tưDezan Shira & Associates cho rằng, để duy trì hoạt động khi các phương án quản trị doanh nghiệp trở nên bí bách thời Covid-19, các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cần tính đến giải pháp số hóa trong vận hành nội bộ.
Việt Nam có nhiều lợi thế so với nhiều nước về triển khai các giải pháp số hóa khi Viettel và MobiFone có động thái triển khai mạng dịch vụ 5G trong nước. Đây là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp triển khai các giải pháp quản trị doanh nghiệp và làm việc từ xa hiệu quả và an toàn trong lúc dịch bệnh như hiện nay.
Dù các ứng dụng như Zalo, Facebook Messenger, Whatsapp, Viber đều rất sẵn ở Việt Nam, nhưng các chuyên gia Dezan Shira cho rằng, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý vấn đề bảo mật thông tin khi chia sẻ trên các ứng dụng đó.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia Dezan Shira, với tình hình như hiện nay, ứng dụng Microsoft Office365 có thể là giải pháp an toàn cho khâu quản trị doanh nghiệp và làm việc từ xa. Còn về lâu dài, doanh nghiệp cần hướng đến áp dụng các nền tảng số theo hướng đảm bảo quản trị, làm việc từ xa và chia sẻ thông tin một cách an toàn.
Trở lại với câu chuyện chống dịch, kinh nghiệm chống dịch từ các nước cho thấy, yếu tố quyết định thành công trong đẩy lùi dịch là sự chung tay của người dân. Theo chia sẻ của ông Zhong Nanshan, Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn cho Chính phủ Trung Quốc về đối phó dịch Covid-19, biện pháp chống dịch tích cực và hiệu quả nhất là yêu cầu mọi người ở nhà.
Thực tế, kết quả nghiên cứu do nhóm chuyên gia từ Đại học Hoàng Gia London công bố tuần trước cho thấy, việc 11 quốc gia châu Âu áp dụng các biện pháp cách ly xã hội thời gian qua đã giúp ngăn chặn dịch lây lan và cứu mạng cho 59.000 người.
Dù nhiều chuyên gia quốc tế dự báo, dịch Covid-19 trên toàn cầu sẽ được khống chế vào cuối tháng 4 và tình hình ở Việt Nam chưa đến mức phát động “chiến tranh nhân dân” như Trung Quốc đã làm khi đối phó với Covid-19, nhưng công tác chống dịch hơn bao giờ hết, đang rất cần sự chung tay, hợp tác của người dân theo tinh thần “chống dịch như chống giặc”.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn
- ·Ngày hội Giáo dục châu Âu 2018
- ·10 thực phẩm hại gan ngang bia rượu
- ·3 thứ sẵn trong bếp giảm ngạt mũi, viêm xoang mùa lạnh
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·10 loại thực phẩm bổ sung giúp kéo dài tuổi thọ
- ·Đồng thuận tái khởi động dự án điện hạt nhân
- ·Thiếu lực đỡ từ bluechips, chứng khoán lình xình
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Thanh niên Phú Yên khởi nghiệp từ cây xương rồng
- ·Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
- ·Vợ không thích nấu cơm, hay ăn hàng
- ·VPCP, JICA ký biên bản về cải thiện môi trường kinh doanh
- ·Tổ chức Festival Cồng Chiêng Tây Nguyên năm 2018
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·Bộ Tài chính từ chối đề nghị miễn thuế của Viettel
- ·Quả hồng giòn ngon nhưng đại kỵ với nhóm người nào?
- ·Không dung túng công chức thuế nhũng nhiễu doanh nghiệp
- ·Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- ·Quản chặt thành viên giao dịch tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán