【bang xep hang pháp】Kỳ thi THPT quốc gia 2017: khó khăn về tài liệu ôn tập
(CMO) Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 được xem là kỳ thi có nhiều đổi mới của Bộ GD&ĐT. Một điểm mới đáng lưu ý là năm nay duy nhất môn Ngữ văn là thi theo hình thức tự luận, số còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.
Mỗi thí sinh sẽ làm 5 bài thi, bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (bắt buộc) và 2 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Lý, Hoá, Sinh), Khoa học xã hội (Sử, Địa, riêng giáo dục THPT có thêm môn GDCD). Về nội dung thi, kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ nằm trong chương trình lớp 12.
Với phương án thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 do Bộ GD&ĐT công bố, nhiều trường THPT gặp lung túng, bỡ ngỡ. Một số môn chuyển sang thi hình thức trắc nghiệm như Toán, Địa, Sử hay môn GDCD từ lâu bị bỏ quên thì năm nay lại có mặt trong kỳ thi. Do đó, nguồn tài liệu ôn tập bị hạn chế nên gây trở ngại cho giáo viên và học sinh.
Thầy Duyên Văn Hiền, Phó hiệu trưởng trường THPT Trần Văn Thời, thông tin: “Ngay khi Bộ GD&ĐT công bố phương án thi, nhà trường đã tiến hành đổi mới cách giảng dạy. Do thay đổi nhanh chóng, thêm vào đó trường lại nằm khá xa trung tâm thành phố nên việc tiếp cận nguồn tài liệu, sách tham khảo gặp nhiều khó khăn”.
Theo như thầy Hiền cho biết, trước và sau Tết Nguyên đán thì Bộ GD&ĐT đã công bố 2 bộ đề thi thử nghiệm làm cho giáo viên và học sinh phần nào giảm bớt lo lắng. Nhà trường đã tiến hành cho các em thi thử, tuy nhiên, kết quả của 2 kỳ thi thử không mấy khả quan. Và lo lắng nhất phải kể đến môn Toán, với tổng các bài kiểm tra có điểm số trên trung bình chỉ đạt 40%. Đó là con số đáng ngại, vì học sinh phải đột ngột chuyển từ hình thức thi tự luận sang thi trắc nghiệm.
Có nhiều nguồn tài liệu học tập nên việc lựa chọn nguồn nào phù hợp là trăn trở của phần lớn học sinh khối lớp 12. Em Nguyễn Hoài Thương, học sinh lớp 12A, trường THCS - THPT Lý Văn Lâm, bộc bạch: “Nguồn tài liệu trên Internet nhiều nhưng vẫn chưa phù hợp nên trên lớp em luôn cố gắng nghe giảng từ thầy cô, sau đó tìm tài liệu thích hợp để ôn luyện. Hoặc em chọn câu hỏi rồi nhờ thầy cô hướng dẫn”.
Học sinh khối 12 Trường THCS - THPT Lý Văn Lâm quan tâm đến nguồn tài liệu để ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. |
Các trường đã áp dụng nhiều phương pháp dạy để học sinh làm quen với sự đổi mới, bắt nhịp kịp thời với kỳ thi. Thầy cô định hướng kiến thức ôn luyện còn học sinh phải tự luyện giải đề, chuyển cách học nhanh chóng từ tự luận sang trắc nghiệm. Nhiều trường phân công các thầy cô ở từng bộ môn biên soạn câu hỏi trắc nghiệm, sau đó giảng dạy cho học sinh.
Em Trần Minh Nhí, học sinh lớp 12C, trường THCS - THPT Lý Văn Lâm, cho hay: “Lớp chúng em ôn luyện theo câu hỏi hoặc giải đề theo sự hướng dẫn của thầy cô bộ môn. Kiến thức thi năm nay rộng nhưng em sẽ cố gắng học tập bám theo chương trình lớp 12 để phù hợp với cấu trúc của đề thi”.
Bộ GD&ĐT không biên soạn tài liệu ôn thi để tránh tình trạng ôn tập rập khuôn hay tình trạng ép buộc học sinh mua tài liệu. Việc này một phần gây khó trong việc định hướng kiến thức cho học sinh.
Bài và ảnh: HẰNG MY
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- ·Ấm tình quê hương
- ·Nam thanh niên nhảy cầu Bến Thủy tự vẫn
- ·Căng thẳng phòng cháy sau mưa đầu mùa
- ·Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- ·Nữ trang giá bèo tuồn vào Việt Nam
- ·Hiến 420 đơn vị máu, vượt 64,2% kế hoạch
- ·Phụ nữ nhân quân “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
- ·Nhận định, soi kèo U23 Braga vs U23 CD Mafra, 18h00 ngày 6/1: Tin vào đội khách
- ·350 phần quà tặng người nghèo, trẻ em
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Tăng tuổi nghỉ hưu nam lên 62, nữ 60 từ năm 2016
- ·Thói quen vệ sinh "cơ bản" mà con người hay bỏ quên
- ·16 xe quá tải vượt trạm cân bất thành giữa đêm khuya
- ·Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
- ·Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm
- ·Một cựu chiến binh cần giúp đỡ
- ·Liên tục cháy rừng
- ·Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến
- ·“Sốt” vé tàu xe đi chơi ngày lễ