【tỷ số bahrain】Kết thúc giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 vào ngày 31/1/2022
(CMO) “Các chủ đầu tư phải xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm của tỉnh; tiến hành chấn chỉnh ngay từ khâu lập hồ sơ dự án, việc lựa chọn nhà thầu, giám sát tiến độ, chất lượng và phải chịu trách nhiệm”, ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 và triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2022 vào chiều ngày 22/12.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. |
Tổng kế hoạch vốn đầu tư công toàn tỉnh năm 2021 và cả năm 2020 chuyển sang là 4.162,6 tỷ đồng. Cụ thể, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 là 3.785 tỷ đồng, còn lại hơn 377 tỷ đồng là vốn năm 2020 chuyển sang.
Tính đến ngày 15/12, tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công đạt 2.646 tỷ đồng, bằng 63,6% kế hoạch vốn. Theo nhận định của Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trần Công Khanh, tiến độ giải ngân này nếu so với bình quân chung của cả nước thì tỉnh xếp hạng khá, nhưng so với kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh thì còn chậm.
Trong tổng số 27 chủ đầu tư toàn tỉnh hiện nay, chỉ có 5 chủ đầu tư đạt tiến độ giải ngân trên 90%; 8 chủ đầu tư giải ngân từ 70-90%; 5 chủ đầu tư giải ngân từ 50-70%; có 7 chủ đầu tư có tiến độ giải ngân dưới 50% và 2 chủ đầu tư chưa giải ngân.
Ông Khanh cho biết thêm, căn cứ vào tiến độ giải ngân hiện tại, sẽ có một số chủ đầu tư không thể giải ngân đạt kế hoạch đề ra.
Theo nhận định của các chủ đầu tư, khó khăn lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 là do kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh được bố trí phần lớn cho các dự án khởi công mới, nên mất thời gian thực hiện các bước lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng, đến khoảng quý II/2021 mới khởi công và phát sinh khối lượng để giải ngân.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, có thời điểm các dự án phải tạm ngừng thi công, có thời điểm phải bố trí nhân công phù hợp với từng cấp độ dịch nên đã ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thực hiện; sự biến động tăng giá một số loại vật liệu xây dựng (sắt, thép, cát, đá, nhựa đường) và khan hiếm một số vật tư như cát, đá; một số dự án còn vướng mắc trong khâu bồi thường giải phóng mặt bằng,…
Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 đã được UBND tỉnh phân bổ chi tiết là 3.023 tỷ đồng. Trong nguồn vốn này chưa bao gồm 55,7 tỷ đồng vốn vay lại của ngân sách địa phương chưa phân bổ và 220 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương chưa phân bổ cho Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Cà Mau quy mô 1.200 giường bệnh do chưa hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định.
Dự án đầu tư xây dựng kè vàm Hương Mai, xã Khánh Tiến, huyện U Minh là một trong những dự án có tiến độ giải ngân chậm. |
Phát biểu tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi chỉ đạo, nguồn vốn đầu tư công năm 2020 chuyển sang phải giải ngân dứt điểm vào ngày 31/12/2021 và nguồn vốn đầu tư công năm 2021 phải giải ngân kết thúc vào ngày 31/1/2022. Do đó, khối lượng công việc còn lại là vô cùng lớn.
Nhận định nguồn vốn đầu tư công năm 2020 có nguy cơ bị cắt vốn là rất lớn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi chỉ đạo, các chủ đầu tư phải tập trung quyết liệt, phấn đấu đạt được tỷ lệ giải ngân cao nhất có thể. Các chủ đầu tư phải bám sát công trường; công tác lập các thủ tục giải ngân phải được triển khai tích cực, chặt chẽ, đúng quy định. Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cũng như động viên nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh, do giá vật liệu tăng. Riêng đối với công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, phải được tiến hành theo đúng các trình tự thủ tục theo quy định và có sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư với chính quyền địa phương.
Đối với nguồn vốn đầu tư công năm 2022, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi yêu cầu, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tiến hành rà soát lại toàn bộ thủ tục giao vốn, cả nguồn vốn đầu tư cho đến nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư. Riêng Sở Xây dựng tiến hành đề nghị các chủ đầu tư báo cáo tiến độ chuẩn bị các thủ tục đầu tư và phải thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định./.
Nguyễn Phú
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- ·Triệt phá đường dây làm giấy tờ giả từ Campuchia đưa về Việt Nam
- ·Bắt kẻ chuyên đưa người Việt vượt biên trái phép
- ·Lật xe khách khiến 4 người chết ở Đắk Lắk: Tạm giữ hình sự tài xế
- ·Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·Khởi tố 2 phụ nữ đánh, tạt nước sôi vào công an ở Vĩnh Long
- ·Trương Mỹ Lan: Đề nghị thu hồi 17.320 tỷ đồng từ ngân hàng để khắc phục hậu quả
- ·Một người bạn muốn trả khoản nợ 250 triệu USD thay bà Trương Mỹ Lan
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·Tuyên án 11 bị cáo trong đường dây cá độ bóng đá hơn 176 tỷ đồng
- ·Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
- ·Cán bộ ban quản lý dự án huyện ở Quảng Bình bị bắt
- ·Biển báo ‘Hết mọi lệnh cấm’ có ý nghĩa gì?
- ·Phát hiện gần 7.000 bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Hải Phòng tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 2024
- ·Khởi tố người đập kính ô tô, tấn công tài xế ở TP.HCM
- ·Quảng Ninh bác thông tin vớt được 16 thi thể buộc dây vào nhau
- ·Triệt phá đường dây làm giấy tờ giả từ Campuchia đưa về Việt Nam
- ·Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- ·Phát hiện gần 7.000 bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ