【kêt qua anh】Dòng tiền đầu tư sẽ chảy vào những nơi ít xấu nhất
Ông Nguyễn Duy Hưng,òngtiềnđầutưsẽchảyvàonhữngnơiítxấunhấkêt qua anh Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết như vậy khi trao đổi với báo giới mới đây.
PV: Thưa ông, sự kiện Anh có thể rời khỏi Liên minh châu Âu (EU-Brexit) đang được dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Ông bình luận gì về sự kiện này?
Ông Nguyễn Duy Hưng:Tôi nghĩ rằng, nếu Anh rời khỏi EU, thì ảnh hưởng lớn nhất là EU. Tuy nhiên, thị trường tài chính toàn cầu liên thông đến nhau, nên sự ảnh hưởng tiêu cực của bất cứ vùng nào cũng ảnh hưởng, nhưng chỉ có tính ngắn hạn.
Thị trường tài chính phụ thuộc niềm tin, nếu người ta tin bền vững thì họ mua, còn khi thấy bất ổn thì họ bán. Trong ngắn hạn có thể ảnh hưởng toàn bộ, nhưng trung hạn sẽ “reset” lại, vùng nào được cho là an toàn hơn, thì vùng đó sẽ thành điểm sáng.
Tôi nghĩ rằng, từ nay đến cuối năm 2016 không khác nhiều so với 6 tháng cuối năm 2015, cho nên mọi chỉ số sẽ tăng. Ông Nguyễn Duy Hưng |
Do vậy, tất cả các vấn đề như FED tăng lãi suất, EU, hay bầu cử Mỹ,… các nhà phân tích tài chính thế giới đã tính và họ cho rằng: Châu Á (trừ Trung Quốc) sẽ là điểm sáng, tất nhiên không hoạch định trong một vài tuần hay một tháng, mà trong cả năm nay hoặc năm tới. Ngay cả chiến lược xoay trục đầu tư cũng được hướng về châu Á, nhất là Đông Nam Á.
Nếu Anh tách khỏi EU sẽ có ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn, sau đó sẽ tốt. Còn nếu không tách thì chỉ có sự lộn xộn gây tranh cãi và mọi thứ đều bình thường. Điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các khu vực và Đông Nam Á có nhiều lợi thế.
PV: Hiện tinh thần hành động của Chính phủ mới đang được kỳ vọng rất lớn. Cá nhân ông đánh giá thế nào về sự ảnh hưởng của điều này tới nền kinh tế và thị trường chứng khoán?
Ông Nguyễn Duy Hưng:Thị trường chứng khoán phát triển được không là câu chuyện minh bạch. Chúng ta thấy, tất cả những gì Chính phủ phát ngôn và hướng tới là “minh bạch”. Đối với thị trường chứng khoán, chúng ta đừng kỳ vọng hôm nay 3 điểm, mai 10 điểm vì rất khó; nhưng từ 3 điểm hướng tới 4, 5, hay 6 điểm là rất tốt. Như vậy, khi ta chấp nhận kinh tế thị trường, tính thị trường, sự minh bạch được mọi người đồng thuận và hướng tới, tôi tin là sẽ tốt hơn.
Nhu cầu của chúng ta muốn nhiều hơn nữa, nhưng theo tôi môi trường kinh doanh đang theo chiều hướng tốt lên. Điều này cũng giống như mua cổ phiếu: Mua giá 20 kỳ vọng lên 22, nhưng khi lên 22 muốn lên 24, 25. Không có phép màu nào để cứ muốn là lên được ngay, mà cần có thời gian, có độ trễ để tích lũy, kiểm chứng đà đi lên.
Nói tóm lại, dù kết quả thì thực tiễn chứng minh, nhưng cảm nhận của tôi là mọi thứ đang rất tốt.
PV: Được biết, ông vừa có chuyến gặp gỡ và huy động vốn tại châu Âu. Qua góc nhìn của mình, ông đánh giá thế nào về “khẩu vị” của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường chứng khoán Việt Nam?
Ông Nguyễn Duy Hưng:Qua quan sát của tôi, nhà đầu tư nước ngoài quan tâm lĩnh vực phát triển bền vững. Rõ ràng, trên thị trường thời gian qua, có những cổ phiếu được khối ngoại mua vào ào ạt; cũng có loại cổ phiếu người ta mua chỉ trong một thời điểm sẽ phải bán.
Hiện nay, để huy động một quỹ 500-700 triệu USD như ngày xưa là rất khó. Nhưng, chúng tôi vừa đi kêu gọi đầu tư 1 vòng ở châu Âu và nhận được cam kết đầu tư dựa trên P/E và phát triển bền vững khoảng 200 triệu USD, gần nhất là huy động được thêm khoảng 40 triệu USD với Daiwa. Điều đó chứng tỏ rằng, đâu đó vẫn có nhà đầu tư quan tâm tới châu Á.
Hay tại một cuộc kêu gọi đầu tư được tổ chức tại HongKong, khi tôi nói chuyện với các nhà đầu tư nước ngoài rằng: Trong công ty có hai ông giám đốc, một phụ trách rủi ro, một phụ trách đầu tư; thì ông đầu tư luôn trình với cấp trên là “chỗ này, chỗ kia” tốt nhất; còn ông rủi ro thì trình “chỗ này, chỗ kia ít xấu nhất”.
Nhưng, tốt nhất và ít xấu nhất về bản chất là giống nhau. Trong tương quan so sánh với các thị trường cạnh tranh, Việt Nam là ít xấu nhất, nên cũng có nghĩa là tốt nhất. Chúng ta nên nhớ rằng, tổng lượng tiền của thế giới là không đổi, ở đâu tốt nhất hay ít xấu nhất, thì tiền sẽ chảy vào.
PV: Ông nhận định thế nào về nền kinh tế từ nay đến cuối năm và điều này tác động tới thị trường chứng khoán như thế nào?
Ông Nguyễn Duy Hưng:Tôi nghĩ rằng, từ nay đến cuối năm 2016 không khác nhiều so với 6 tháng cuối năm 2015, cho nên mọi chỉ số sẽ tăng. Có nghĩa là, thị trường sẽ không có những cơn bão, hay cơn sốc tăng giảm ào ạt và mọi thứ sẽ cứ bình bình như năm ngoái. Có thể ở chỗ này chỗ kia chưa tốt, song sẽ cũng có chỗ là điểm sáng và cuối cùng chỉ số vẫn tăng.
PV: Xin cảm ơn ông!
Duy Thái (lược ghi)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
- ·Cách tránh gặp khủng hoảng khi chuyển nhà
- ·Hai tỷ phú giàu nhất hành tinh gây sốt khi ăn trưa cùng nhau
- ·Thế mạnh của căn hộ liền kề biển MerryHome
- ·Chủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệm
- ·Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 30 tỷ USD trong nửa đầu tháng 1
- ·Những người trẻ không thuê nhà, sống trong bãi đậu xe ở Trung Quốc
- ·Sự bất lực của những gia đình có con gái bị tung ảnh nhạy cảm lên mạng
- ·Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
- ·Nga, Belarus có thể hợp nhất một phần nền kinh tế từ năm 2021
- ·Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
- ·Cặp đôi Mỹ cứu sống hàng chục trẻ em trong vụ cháy khi đi trăng mật
- ·Sau ngày mẹ chồng mất, cầm xấp giấy trên tay tôi khóc không thành tiếng
- ·3 cách nấu chè cốm thanh mát chuẩn vị Hà Nội
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Nông nghiệp có thêm 3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô
- ·6 mẹo trang trí nhà để bạn sống hòa hợp với thú cưng
- ·Cụ ông 94 tuổi đạp xe cả tiếng đồng hồ thăm cháu bị ốm
- ·Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao
- ·Hai chị em đưa mẹ 80 tuổi đi du lịch 17 nước: Có mẹ là hạnh phúc nhất