【ket qua bong đa c1】Bảo vệ sản xuất trước El Nino
Thiếu nước, xâm nhập mặn, tăng nguy cơ cháy rừng... là các mối đe doạ của đợt El Nino dự báo có thể diễn ra trong mùa khô 2023-2024, với cường độ từ trung bình đến mạnh. Làm thế nào để giảm rủi ro trong sản xuất, ít ảnh hưởng đến đời sống là vấn đề các ngành chức năng, chính quyền địa phương quan tâm.
Hiện nay, vụ lúa - tôm toàn tỉnh đã xuống giống được hơn 39.659 ha; lúa đông xuân theo kế hoạch khoảng 35.000 ha (đang cao điểm xuống giống). Bên cạnh đó, diện tích rừng U Minh hơn 45.172 ha; rừng đặc dụng trên đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối 571 ha; hàng trăm héc-ta rau màu, cây ăn trái, diện tích nuôi trồng thuỷ sản... Ðây là những lĩnh vực sản xuất chính của tỉnh có khả năng bị ảnh hưởng nếu xảy ra El Nino như dự báo.
Cà Mau là tỉnh ven biển duy nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long không được bổ sung nguồn nước ngọt từ các sông lớn đầu nguồn; đời sống, sản xuất của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngầm và nước mưa, nên chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng khi hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra. Thiệt hại về tài sản do hạn hán gây ra trong mùa khô 2015-2016 lên đến hơn 1.400 tỷ đồng. Trong mùa khô 2019-2020, ít nhất 20.000 ha lúa, hoa màu, hơn 16.000 ha nuôi thuỷ sản bị thiệt hại; gần 21 ngàn hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt; trên 43.000 ha rừng ở mức báo động cháy cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm); hơn 1.300 điểm thuộc các tuyến đường giao thông bị sạt lở, sụp lún, tổng chiều dài trên 42 km...
Từ những hệ luỵ và bài học kinh nghiệm của những vụ mùa trước, ngay khi có cảnh báo về ảnh hưởng của đợt El Nino mùa khô 2023-2024, tỉnh đã sớm có giải pháp, nhất là lịch thời vụ và những hướng dẫn cần thiết giúp người dân chủ động hơn trong sản xuất, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại bởi hạn, mặn vào cuối vụ.
Nông dân sản xuất vụ đông xuân cần chủ động trữ nước để tránh thiếu nước vào cuối vụ khi xảy ra El Nino.
Là địa phương có diện tích sản lúa 2 vụ lớn nhất tỉnh, với hơn 28.000 ha và hơn 5.000 ha lúa - tôm, huyện Trần Văn Thời đã và đang tiếp tục chỉ đạo sản xuất theo phương án chủ động ứng phó. Theo đó, ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND huyện, cho biết, để vụ lúa đông xuân đạt kết quả cao nhất, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thừa nước đầu vụ phải bơm bỏ nhưng cuối vụ thì thiếu nước, huyện phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho từng vùng, từng khu vực cụ thể. Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, hạ tầng thuỷ lợi... mà bố trí lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa phù hợp nhằm không chỉ tiết kiệm mà còn kết hợp để điều tiết nước luân phiên cho các vùng sản xuất. Hiện nay, huyện cũng đã kiến nghị Sở NN&PTNT chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trong vận hành hệ thống cống để phục vụ vùng sản xuất lúa - tôm của cả huyện Trần Văn Thời và U Minh.
Trong Công văn số 8401/UBND-NNTN, ngày 23/10/2023, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT vận hành hệ thống các công trình cống, đập hợp lý để điều tiết nước, đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, nhưng không gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp.
Là vùng sản xuất lúa - tôm lớn nhất tỉnh nhưng cũng là nơi được đánh giá dễ bị ảnh hưởng nhất nếu xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn bởi hệ thống thuỷ lợi gần như hở hoàn toàn, huyện Thới Bình đã chủ động triển khai sớm các giải pháp bảo vệ sản xuất. Bên cạnh việc tiến hành nạo vét thuỷ lợi, phổ biến lịch thời vụ..., huyện tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống lúa, tổ chức lại sản xuất theo hướng sạch, hữu cơ. Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng NN&PTNT huyện, sau thời gian triển khai các mô hình thí điểm, cũng như tăng cường tuyên truyền, vận động, đến nay, nhiều bà con đã chuyển đổi từ giống dài ngày sang giống lúa ngắn ngày để tránh bị ảnh hưởng khi xảy ra hạn, mặn vào cuối vụ.
Hiện nay, theo ghi nhận, đã bắt đầu xuất hiện mặn tại một số tuyến kênh trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, độ mặn trên ruộng lúa - tôm vùng Bắc Cà Mau dao động từ 0,0-1,0%o, nơi cao nhất 1%o (xã Tân Phú, huyện Thới Bình). Ðộ mặn trên kênh rạch nội đồng vùng Bắc Cà Mau cũng dao động từ 0,0-2,0%o, nơi cao nhất 2,0%o (thị trấn Thới Bình). Riêng trên các sông, kênh xáng lớn vùng Bắc Cà Mau, độ mặn dao động từ 0,0-1,0%o. Có thể thấy, độ mặn trên ruộng lúa - tôm vùng Bắc và Nam Cà Mau đang ở mức thấp hơn 2%o, thích hợp cho cây lúa phát triển.
Tuy nhiên, theo bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thuỷ văn của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, tình hình thời tiết, khí tượng thuỷ văn những tháng cuối năm 2023, đầu năm 2024 diễn biến phức tạp. Khu vực Nam Bộ sẽ ít mưa, khô hạn; thiếu nước trong các tháng mùa khô năm 2024 có khả năng kéo dài. Nếu thực tế diễn ra như dự báo, sẽ tác động lớn đến các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân, ảnh hưởng đến công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Rau màu phục vụ tết Nguyên đán có thể bị thiệt hại nếu xảy ra tình trạng thiếu nước do El Nino.
Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết, điều đáng mừng là, hiện nay vụ lúa - tôm vượt kế hoạch đề ra. Sở đã hoàn thành quy trình vận hành hệ thống cống tiểu vùng 2, 3 để phục vụ vụ lúa - tôm, trên nguyên tắc phối hợp chặt chẽ với 2 huyện: Trần Văn Thời và U Minh; vận hành theo yêu cầu của địa phương, theo thực tế từng giai đoạn, để bảo vệ sản xuất đạt hiệu quả nhất.
Do ảnh hưởng bão số 4 trên biển Ðông hồi đầu tháng 10/2023, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một đợt mưa lớn, với lượng mưa hơn 320 mm (đây là đợt mưa kỷ lục được ghi nhận từ trước đến nay), gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp từ lúa, rau màu, thuỷ sản, nhà cửa... “Diện tích bị thiệt hại đã có nhưng các địa phương cần nhanh chóng thống kê mức độ thiệt hại thật chặt chẽ, theo đúng quy định, để sớm có giải pháp hỗ trợ người dân”, ông Phan Hoàng Vũ đề nghị. Như vậy, từ đầu năm đến nay, thiên tai đã gây ra thiệt hại về tài sản ước tính hơn 40,8 tỷ đồng. |
Riêng công tác phòng, chống cháy rừng, UBND tỉnh cũng đã có Công văn số 8401/UBND-NNTN, ngày 23/10/2023, chỉ đạo chủ động chuẩn bị công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2023-2024. Trong công văn, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các chủ rừng khu vực U Minh Hạ và rừng cụm đảo khẩn trương xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng. Ðồng thời, rà soát vật tư, trang thiết bị để bảo trì, bảo dưỡng, vận hành thử, sẵn sàng phục vụ tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng khi có tình huống xảy ra. Sở NN&PTNT theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thuỷ văn của cơ quan chức năng, chủ động chỉ đạo các chủ rừng khu vực rừng tràm rà soát kênh, mương, hệ thống các công trình cống, đập, chủ động đắp đập, điều tiết nước đảm bảo phòng cháy, chữa cháy rừng, nhưng không gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp.
Nguyễn Phú
(责任编辑:Cúp C2)
- ·BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng
- ·2 tháng đầu năm, đưa hơn 18.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
- ·1,7 triệu lao động trẻ em làm việc trong khu vực phi chính thức
- ·Saudi Arabia khôi phục sản lượng dầu mỏ sớm hơn dự kiến
- ·Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn
- ·Siêu bảo tàng 11.000 tỉ: Xây bây giờ là quá muộn?
- ·Nghề du lịch
- ·Bộ Tài chính
- ·Nghe sách Đắc Nhân Tâm
- ·Hà Nội: Nhiều tồn tại trong công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp
- ·Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- ·Hơn 4.000 cổ vật từ tầu đắm lần đầu ra mắt
- ·Hoa hậu Triệu Thị Hà không nhầm lẫn
- ·Lãnh đạo Hà Nội xin lỗi người dân Đường Lâm
- ·Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
- ·Công an, bộ đội biên phòng khởi tố 416 vụ/513 đối tượng phạm pháp
- ·Hạ viện Mỹ công bố dự luật giảm giá thuốc cho người cao tuổi
- ·Giọng hát Việt và sức chịu đựng dành cho Thu Minh
- ·Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
- ·Smartphone cao cấp nhất của Nokia ra mắt đầu năm sau