会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【típ bóng đá】Tục thờ cúng trong gia đình của người Nam Bộ!

【típ bóng đá】Tục thờ cúng trong gia đình của người Nam Bộ

时间:2025-01-26 06:41:43 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:628次

Báo Cà MauTín ngưỡng thờ cúng của người Việt thể hiện sự phong phú tập tục sinh hoạt văn hoá, những quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan của con người trong nền nông nghiệp đặc trưng. Người miền Nam, theo bước chân “mở cõi”, là bộ phận hình thành nên những nền nếp sinh hoạt văn hoá tâm linh sau chót và cũng là sự phối trộn hết sức đa dạng của nhiều dòng văn hoá. Với chủ thể là người Kinh, Hoa và Khmer, tập tục thờ cúng ở từng nơi, từng vùng có đôi nét khác biệt, nhưng tựu chung lại vẫn có những đặc điểm chung.

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt thể hiện sự phong phú tập tục sinh hoạt văn hoá, những quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan của con người trong nền nông nghiệp đặc trưng. Người miền Nam, theo bước chân “mở cõi”, là bộ phận hình thành nên những nền nếp sinh hoạt văn hoá tâm linh sau chót và cũng là sự phối trộn hết sức đa dạng của nhiều dòng văn hoá. Với chủ thể là người Kinh, Hoa và Khmer, tập tục thờ cúng ở từng nơi, từng vùng có đôi nét khác biệt, nhưng tựu chung lại vẫn có những đặc điểm chung.

Thờ Thần Tài trong gia đình cầu may mắn được phổ biến ở Cà Mau.

Thờ cúng tổ tiên bắt nguồn sâu xa từ truyền thống phụ quyền của nền sản xuất nông nghiệp. Ðiều này, đến nay vẫn còn nguyên giá trị, người con sẽ được cha, mẹ để lại đất đai, tiếp tục kế thừa hương hoả để sinh sống. Ðó là về khía cạnh kinh tế, còn về khía cạnh tình cảm, cha mẹ, tổ tiên là đấng sinh thành, là cội nguồn để hình thành nên các thế hệ tiếp nối. Thờ cúng tổ tiên về sau khi tiếp nhập với triết lý Nho giáo, đề cao vai trò hạt nhân của gia đình, gia tộc, trở thành khuôn mẫu bất di, bất dịch. Thêm nữa, những lý luận về tam cương, ngũ thường trở thành các mối quan hệ trọng yếu trong xã hội, thờ cúng tổ tiên vì thế càng có ý nghĩa trọng đại.

Thậm chí ở triều Lê, việc thờ cúng tổ tiên đã được thể chế hoá, người nào không tuân theo sẽ bị xử phạt nặng. Ở Nam Bộ, thờ cúng tổ tiên đã trở thành tập tục không thể thay đổi. Cả người Kinh, Hoa và Khmer đều có truyền thống hiếu đạo, coi thờ cúng tổ tiên là điều hết sức quan trọng trong cuộc sống. Người Kinh hằng năm có tổ chức đám “cúng cơm” (nhiều nơi gọi là giỗ, kỵ), người Hoa trong quá trình chung sống với người bản địa cũng tổ chức ngày kỷ niệm của người mất theo hình thức tương tự. Người Khmer thì có hẳn ngày lễ báo hiếu Sene Dolta. Ở miền Nam, bàn thờ thường phân ra là tổ tiên 3 đời và bàn thờ cửu huyền. Sự phân biệt này để chỉ ra những người có quan hệ trực tiếp, gần gũi về huyết thống với những bậc tiền hiền đã có khoảng cách xa. Trước ngày giỗ (chánh kỵ), là ngày cúng tiên thường.

Ngày xưa, mỗi dịp đám cúng cơm, người chủ gia sẽ thông báo cho làng xóm, những người bạn, còn gia quyến họ hàng thì tự nhớ để đến tham dự. Theo tính chất cuộc sống, người đến có thể đem theo ký gạo, bó nhang, con gà, lít rượu, ký bánh… hay bất cứ thứ gì ở nhà có để góp thêm cho đám giỗ thêm phần sung túc. Ngày giỗ chia làm các bữa cúng, cơm chiều, bữa cúng chính, có các mâm của đất đai viên trạch, cửu huyền, cô hồn. Sau đó, gia chủ đốt giấy vàng mã để gởi cho người quá cố, lời khấn vái trong buổi cúng nhằm cầu an, cầu sức khoẻ, cầu làm ăn.

Trong nhà của người Nam Bộ, còn một số loại tập tục thờ cúng khá đặc trưng và đi đâu cũng có thể gặp. Ðầu tiên đó là bàn thờ ông Thiên (thông thiên), một dạng thờ trời đất. Chỗ thờ đơn giản là một trụ cắm, trên có mặt bàn nhỏ để lư hương, vài cái ly uống nước trà nhỏ. Thường, gia chủ đêm đêm thắp nhang, tới ngày rằm, ba mươi thì có thêm bông trang, bông vạn thọ, hoặc dĩa bánh. Kế đến là bàn thờ Thần Tài, Thổ Ðịa. So quy cách thờ cúng của miền Bắc, Trung, hình thức thờ cúng có nhiều điểm khác biệt. Người trong Nam thờ tượng Thần Tài, Thổ Ðịa chung với nhau, và thường đặt dưới đất ở trong các gia đình. Theo thời gian, bàn thờ các vị này treo thêm tỏi, gắn thêm tiền thật, và được gia chủ thắp nhang hằng đêm. Những dịp lễ, Tết thì có thêm các vật phẩm thờ cúng.

Có thể nói, từ sự tiếp nhận văn hoá, sự thích ứng với điều kiện thực tế, người Nam Bộ vẫn giữ lại những hình thức thờ cúng tại gia tương đối phổ biến của người Việt Nam, nhưng đơn giản hơn, tinh gọn hơn và cũng có nhiều thay đổi qua thời gian. Một điều chắc chắn rằng, trong tâm thức của người dân nơi đây, công ơn của tổ tiên, niềm tin vào những vị gia thần, ước mong có cuộc sống bình an, làm ăn phát đạt luôn là những điểm tựa vững chắc, trường tồn. Thờ cúng là nét đẹp văn hoá, tạo sự gắn kết cộng đồng hơn, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Cũng từ trong quá trình này, những điều không hợp lý, lạc hậu cũng sẽ dần bị đào thải để các nghi thức trở nên tinh gọn./.

Bài và ảnh: Quốc Rin

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
  • Đột kích kho chứa loa, tai nghe giả thương hiệu Marshall, trị giá gần 4,4 tỷ đồng
  • Giá vàng hôm nay (16/9): Kỳ vọng tiếp tục “phá đỉnh” trong tuần mới
  • “Xuất bản khoa học trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo”
  • Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
  • EU muốn chấm dứt hoàn toàn việc vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine
  • Sử dụng thuốc kháng sinh an toàn và hợp lý
  • Nghệ An: Đánh mạnh các đường dây, ổ nhóm vi phạm về pháo nổ dịp Tết Nguyên đán
推荐内容
  • Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
  • Đồng Euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu
  • Ông Hun Sen tới Thái Lan thăm cựu Thủ tướng Thaksin
  • Trung Quốc nói Mỹ là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh không gian vũ trụ
  • Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
  • Pháp làm rõ việc đưa quân tới Ukraine, tìm thấy UAV mang chất nổ ở St.Petersburg