会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【hạng nhat anh】“Lình xình” sách giáo khoa qua giám sát của Quốc hội!

【hạng nhat anh】“Lình xình” sách giáo khoa qua giám sát của Quốc hội

时间:2025-01-26 17:15:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:711次
Giá sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tăng 2-4 lần giá sách giáo khoa Chương trình 2006.

Nhiều lúng túng từ khâu biên soạn,ìnhxìnhsáchgiáokhoaquagiámsátcủaQuốchộhạng nhat anh thẩm định cho đến bất cập trong phát hành, cung ứng sách giáo khoa đã được chỉ ra qua giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, vừa được gửi tới các vị đại biểu Quốc hội.

Đoàn giám sát đánh giá, đến nay, sách giáo khoa triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới được bảo đảm đầy đủ theo đúng lộ trình quy định. Nội dung sách giáo khoa cơ bản đã đáp ứng yêu cầu, được đổi mới theo hướng tinh giản, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc thực hiện đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông còn nhiều tồn tại, hạn chế, theo Đoàn Giám sát.

Đó là, công tác chỉ đạo triển khai thực hiện khâu biên soạn, thẩm định sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn nhiều lúng túng, phải vừa làm vừa điều chỉnh , gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia vào quy trình biên soạn sách giáo khoa. Một số quy định còn hạn chế quyền của các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa.

Cụ thể, khoản 1 Điều 9 và khoàn 3 Điều 10 Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT quy định tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa phải đăng ký và nộp bản thảo đến một nhà xuất bản có giấy phép tổ chức xuất bản sách giáo khoa và chỉ có nhà xuất bản này mới được đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định.

Kết quả giám sát cũng cho thấy, đội ngũ tác giả biên soạn sách giáo khoa được huy động nhiều nhưng số lượng tác giả có kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp ở trường phổ thông còn hạn chế; nhiều người lần đầu tham gia viết sách giáo khoa. Do vậy, việc lựa chọn ngữ liệu, hình ảnh, thông tin, nội dung khoa học ở một bản mẫu sách giáo khoa chưa phù hợp với đối tượng học sinh.

Việc thành viên Ban phát triển chương trình tổng thể và các chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời tham gia tổng chủ biên, kiêm chủ biên một số bộ sách giáo khoa của các nhà xuất bản tạo sự cạnh tranh không công bằng, Đoàn giám sát chỉ rõ.

Đáng chú ý, theo đoàn giám sát, có tình trạng bộ sách giáo khoa lớp 1 (Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm) được biên soạn bản thảo trước khi Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và chương trình môn học được ban hành.

Việc triển khai thực hiện chủ trương “xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa” có một số nội dung chưa phù hợp với quan điểm của Đảng, Nhà nước về thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, theo kết quả giám sát.

Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức biên soạn được một bộ sách giáo khoa theo quy định của Nghị quyết số 88/2014/QH13 bằng ngân sách nhà nước, hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa là chưa phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước, báo cáo nêu rõ.

Theo quy định Nghị quyết số 88/2014/QH13 về biên soạn sách giáo khoa , Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa đầy đủ (từ lớp 1 đến lớp 12, gồm 137 đầu sách); các tổ chức, cá nhân khác được khuyến khích tham gia biên soạn sách giáo khoa (một hoặc một số đầu sách theo khả năng), không nhất thiết phải biên soạn đầy đủ một bộ sách giáo khoa.

Trong thực tiễn, việc thực hiện chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa” cùng với việc Bộ Giáo dục và Đào tạo không biên soạn một bộ sách giáo khoa gây lúng túng cho địa phương, phụ huynh, học sinh trong quá trình lựa chọn sách giáo khoa, Đoàn giám sát  nhận xét.

Qua giám sát còn cho thấy, Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới theo tinh thần Nghị quyết số 88/2014/QH13; chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Nhà nước trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, phải báo cáo Quốc hội điều chỉnh chủ trương, gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn tới trách nhiệm về quản lý nội dung giáo dục phổ thông (thể hiện qua nội dung sách giáo khoa).

Đoàn giám sát còn chỉ ra việc thẩm định, tiếp thu chỉnh sửa một số sách giáo khoa chưa chặt chẽ dẫn tới chất lượng chưa bảo đảm, còn nhiều lỗi, nội dung thiếu chính xác, văn phong chưa chuẩn mực ở nhiều sách giáo khoa , dẫn tới còn sai sót về nội

dung ở 18 cuốn sách giáo khoa, nhất là đối với sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1, Khoa học tự nhiên lớp 6 và Lịch sử lớp 11.

Chất lượng một số sách giáo khoa của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn hạn chế. Một số sách giáo khoa có nội dung chưa phù hợp với học sinh, còn khó, kiến thức nặng. Một số nội dung chưa cụ thể nên học sinh khó hiểu, khó giải thích vấn đề; chưa phù hợp với một số vùng miền, có từ ngữ mang tính địa phương; một số đoạn văn, bài thơ đưa vào sách giáo khoa chưa được đánh giá cao.

Về lựa chọn sách giáo khoa, Đoàn giám sát dẫn báo cáo của Ban Dân nguyện (thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội) có 36 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị nên có 1 bộ sách giáo khoa để sử dụng chung.

Việc lựa chọn nhiều bộ sách giáo khoa tạo ra khó khăn trong khâu đặt hàng, bảo đảm cung ứng sách giáo khoa trước năm học mới. Sự khác biệt về nội dung, cấu trúc trong mỗi bộ sách khó khăn cho việc ra đề thi chung, học sinh chuyển trường phải mua lại sách giáo khoa, khó tiếp cận kiến thức, Đoàn giám sát chỉ rõ.

Ngoài ra, cung ứng, phát hành sách giáo khoa còn nhiều bất cập, qua nhiều khâu trung gian. Có tình trạng khan hiếm, thiếu sách cục bộ đối với một số đầu sách trước thềm năm học mới. Phụ huynh, học sinh gặp nhiều phiền hà trong việc mua sách giáo khoa theo kênh phát hành tự do qua hệ thống cửa hàng bán lẻ.

Kết quả giám sát còn cho thấy, giá sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cao, tăng 2-4 lần giá sách giáo khoa Chương trình giáo dục phổ thông 2006; gây khó khăn cho một bộ phận người dân, nhất là ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số.

Đối với Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, các bộ SGK lớp 1 mới có giá từ 179.000-194.000 đồng/bộ, khoảng 19.000/cuốn; bộ SGK lớp 1 cũ có giá 54.000 đồng, khoảng 9.000 đồng/cuốn. Các bộ SGK lớp 2 mới có giá từ 179.000-186.000 đồng/bộ, khoảng 18.000/cuốn; bộ SGK lớp 2 cũ có giá 53.000 đồng. Bộ sách lớp 3 có giá 177.000 đến 183.000 đồng trong khi bộ hiện hành giá 58.000. Bộ sách lớp 7 giá gần 210.000 đồng, cao hơn 80.000. Sách lớp 10 giá 246.000-301.000 đồng một bộ tuỳ tổ hợp môn học, cao hơn bộ cũ 80.000 đến 140.000. Các mức này chưa bao gồm sách tiếng Anh.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
  • Những “vùng xanh” đầu tiên tại Hậu Giang
  • Quyết tâm thắng lợi vụ lúa Thu đông
  • Thu hoạch hơn 42.000ha lúa Đông xuân
  • Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
  • Thị xã Long Mỹ: Xây dựng nghị quyết xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021
  • Bệnh lem lép hạt và bạc lá đang tăng trên lúa Hè thu
  • Gần một tháng qua nông dân không bán được mía chục