【bao bong da .com.vn】Thủ tướng chủ trì phiên họp tiểu ban Kinh tế
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, nhiệm vụ quan trọng của Tiểu ban là xây dựng 2 văn kiện: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025 để phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc XIII.
Nội dung văn kiện sẽ đưa ra định hướng chiến lược cho sự phát triển đất nước thập niên tới, vì vậy, việc tập trung trí tuệ, thời gian để hoàn thành tốt nhiệm vụ nặng nề này rất quan trọng. Từ nay đến Đại hội Đảng XIII có nhiều công việc, bao gồm cả tổng kết, đánh giá kỹ thực tiễn đất nước, đặc biệt là đánh giá kết quả 10 năm qua, nhất là 5 năm trong kỳ Đại hội, đồng thời nêu ra các tồn tại, hạn chế, bất cập để khắc phục, tìm nguyên nhân và rút ra các bài học kinh nghiệm.
Thủ tướng lưu ý, văn kiện phải bảo đảm tính khoa học, phục vụ lãnh đạo đất nước trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, “chúng ta đặt vấn đề không để tụt hậu xa hơn, phải đổi mới, sáng tạo, tận dụng cơ hội, điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam để vượt lên khó khăn, vươn lên mạnh mẽ, hiệu quả, bền vững”. Muốn làm điều đó, đòi hỏi phải có chiến lược, sách lược, lộ trình, bước đi và giải pháp thực sự đổi mới, quyết liệt đột phá. “Không đột phá vươn lên thì chúng ta sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Chúng ta phải có khát vọng mạnh mẽ đưa dân tộc tiến lên”.
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình bày dự kiến kế hoạch công tác của Tiểu ban với 11 hoạt động và thời gian thực hiện, dự kiến Cơ quan thường trực và Tổ biên tập.
Theo đó, cơ cấu Tổ biên tập dự kiến gồm 6 nhóm: Tổng hợp; Kinh tế; Văn hóa - Xã hội; Tài nguyên, Môi trường, Biến đổi khí hậu; Cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, pháp luật, thanh tra; Quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Trong quá trình soạn thảo, biên soạn, Tổ biên tập giúp Tiểu ban triển khai các công việc cụ thể như soạn thảo, biên tập, khảo sát, tổ chức hội nghị, hội thảo, lấy ý kiến của cán bộ lão thành, các chuyên gia, ý kiến của nhân dân...
Tại phiên họp, các thành viên đã tập trung đóng góp vào dự kiến kế hoạch công tác của Tiểu ban, dự kiến Cơ quan thường trực và Tổ Biên tập, dự kiến chương trình tổng thể và lộ trình thực hiện.
Kết luận phiên họp, Thủ tướng nêu rõ: “Chúng ta vừa tổng kết, vừa xây dựng chiến lược, vừa tổng kết 5 năm vừa đặt nhiệm vụ 5 năm tới”. Đây là nhiệm vụ nặng nề, do đó trong triển khai, phải huy động được trí tuệ, có phương pháp tiếp cận tốt và làm sao có nhiều thông tin nhất, cả trong nước, quốc tế để có nhận định và giải pháp tốt.
“Không nhận rõ tình hình thì khó đề ra giải pháp sát được”, Thủ tướng nói và nhất trí với các ý kiến cho rằng cần khớp nối các văn kiện, cũng như trong xây dựng văn kiện cần phát huy dân chủ, tập trung. “Tôi mong các đồng chí suy nghĩ thật sự sâu sắc, trăn trở trước nhiệm vụ phát triển của ngành, của lĩnh vực, của đất nước trong giai đoạn tới”, Thủ tướng phát biểu.
Theo Thủ tướng, cần tránh nội dung không cần thiết, sáo rỗng, không nội hàm cụ thể, khó vận dụng, làm cho tư tưởng, tinh thần về phát triển kinh tế - xã hội trong văn kiện thấm sâu vào từng ngành, từng địa phương để vận dụng vào thực tiễn. Thủ tướng yêu cầu, cơ quan thường trực và các thành viên phải đổi mới cách làm, cả về phương pháp và nội dung để có văn kiện tốt nhất.
Về việc thành lập Tổ Biên tập, Thủ tướng cho rằng đây là nơi tinh luyện, “đưa vào dự thảo văn kiện cái hay nhất, cái tốt nhất sau quá trình nghiên cứu”.
Tổ Biên tập cần phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên trong việc triển khai soạn thảo từng nội dung và tổng hợp, biên tập, hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền. Việc xây dựng văn kiện tiến hành qua nhiều vòng như khảo sát, tổ chức hội nghị, hội thảo, lấy ý kiến của cán bộ lão thành, các chuyên gia trong nước và nước ngoài, ý kiến của nhân dân, doanh nghiệp, xin ý kiến Trung ương, Bộ Chính trị... trước khi trình Đại hội. Thủ tướng nêu rõ, ý kiến nhân dân vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng văn kiện và nói đến phát triển kinh tế thì không thể thiếu cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã…
“Tất cả các thành viên Tiểu ban, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, nỗ lực cao nhất để hoàn thành tốt nhất, chất lượng cao nhất các nhiệm vụ, công việc của Tiểu ban được Ban Chấp hành Trung ương giao”, Thủ tướng nói.
Theo dự kiến chương trình, trong tháng 11 này, Tổ Biên tập sẽ được thành lập.
Tiểu ban Kinh tế - Xã hội là một trong 5 Tiểu ban được Hội nghị Trung ương 8 quyết định thành lập để chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ XIII, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là Trưởng Tiểu ban, gồm có 51 thành viên. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- ·Becamex Bình Dương trở lại tốp 5 sau vòng 10
- ·Giải Bóng đá thiếu niên quốc tế U13 Việt Nam – Nhật Bản lần 3
- ·Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
- ·Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- ·Tập đoàn Thành Công xây dựng Tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô tại Quảng Ninh
- ·Khánh thành dự án hạ tầng truyền tải điện đầu tiên do tư nhân thực hiện
- ·V.League 2021: Chờ tài tướng mới
- ·Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao
- ·Becamex Bình Dương trở lại tốp 5 sau vòng 10
- ·Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- ·Kiểm toán Dự án BT Thủ Thiêm: Càng chậm thanh toán, càng phát sinh chi phí
- ·Chặng 4 Giải đua xe đạp nữ Cúp Biwase: Lộc Trời An Giang thâu tóm các danh hiệu
- ·PSG biến Bayern thành cựu vương Champions League
- ·Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
- ·Dự chi gần 2.500 tỷ đồng cho 16 dự án điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển đảo
- ·Đà Nẵng đầu tư hơn 700 tỷ khởi công Khu công viên phần mềm số 2
- ·Xem xét đầu tư tuyến đường ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- ·Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
- ·Quảng Ninh ký biên bản ghi nhớ với JICA Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp