【kèo cá cược châu âu】Hà Nội: Nâng cao chỉ số cạnh tranh bằng các chính sách tài chính về đất đai
Minh bạch chính sách đất đai
Sở Tài chính Hà Nội cho biết, ngay từ năm 2012, đơn vị đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành Quyết định số 10/2012/QĐ-UBND về việc thống nhất áp dụng phương pháp xác định tiền sử dụng đất và trình tự thủ tục trong việc xác định tiền sử dụng đất trên địa bàn thành phố; trong đó đã quy định rõ về phương pháp nguyên tắc, hồ sơ, quy trình để xác định tiền sử dụng đất đối với các tổ chức.
Trên cơ sở đó, Sở đã ban hành quy trình ISO về thu tiền sử dụng đất nhằm minh bạch, công khai về thủ tục hồ sơ, trách nhiệm của CBCC trong thực thi nhiệm vụ cùng với các chính sách xác định nghĩa vụ tài chính đất đai luôn được thực hiện nhất quán đã giúp các chủ đầu tư nắm rõ các cơ chế chính sách, chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ, rút ngắn thời gian thực hiện góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tạo môi trường lành mạnh để thu hút đầu tư.
Ngoài ra, Sở Tài chính vận hành quy trình ISO trong việc xác định đơn giá thuê đất đối với những trường hợp hết thời hạn ổn định đơn giá phải xác định lại cho kỳ tiếp theo thì thời gian giải quyết sẽ rút xuống trong 7 ngày làm việc nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các thủ tục, sớm đưa dự án vào khai thác, sử dụng, tăng hiệu quả của công tác đầu tư. Các thủ tục về xác định tiền thuê đất đã giúp các tổ cức sớm thực hiện quyết toán chi phí đối với cơ quan Thuế, đẩy nhanh thủ tục để thực hiện việc miễn, giảm tiền thuê đất.
Bên cạnh đó, các chế độ chính sách, quy trình thủ tục, hồ sơ, thời gian giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thường xuyên được cập nhật và công khai trên website của Sở Tài chính Hà Nội. Việc đăng tải đầy đủ thông tin đã giúp các tổ chức thực hiện các thủ tục, các chủ đầu tư chuẩn bị thực hiện đầu tư nắm rõ chế độ, chính sách của Nhà nước, tiết kiệm chi phí cho các nhà đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN.
Kiện toàn lại khối DN
Thực hiện Kế hoạch sắp xếp, đổi mới DN Nhà nước giai đoạn 2011-2015 của Hà Nội đã được Chính phủ phê duyệt, tính đến hết tháng 12-2012 TP. Hà Nội đã thực hiện chuyển toàn bộ các DN Nhà nước sang hoạt động mô hình công ty TNHH một thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp; trong đó số lượng DN có vốn Nhà nước tham gia là 230 DN (có 70 DN là 100% vốn Nhà nước và 160 công ty cổ phần).
Cơ cấu DN Nhà nước đã thay đổi theo chiều hướng tích cực như Nhà nước chỉ nắm giữ 100% vốn đối với DN hoạt động trong một số ngành quan trọng, kinh doanh có hiệu quả, quy mô lớn và các DN này đều phải chuyển sang mô hình công ty TNHH Nhà nước một thành viên để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng với DN khối thành phần kinh tế khác.
Trong năm 2013, Sở sẽ tập trung triển khai các cơ chế tài chính nhằm phát huy hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của Thủ đô, nỗ lực xây dựng môi trường đầu tư và kinh doanh thân thiện, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doah đối với các DN, đưa Hà Nội vào trong nhóm địa phương đi đầu cả nước về hiệu quả điều hành phát triển kinh tế của các cấp chính quyền thành phố. Cải thiện chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh thông qua việc duy trì những chỉ số thành phần có giá trị cao, tăng bậc và cải thiện các chỉ số thành phần có thành phần vị trí xếp hạng thấp, giảm điểm trong bảng xếp hạng PCI.
Cụ thể, Sở Tài chính sẽ đẩy mạnh việc quản lý nhà nước về giá, tăng cường và nâng cao công tác phân tích, dự báo diễn biến thị trường để kịp thời có biện pháp điều tiết cung- cầu, bình ổn thị trường; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định kiểm soát giá và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm về giá. Đồng thời, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN và cá nhân trong sản xuất kinh doanh; Thực hiện cơ chế một cửa trong việc xác định giá thuê đất, cấp mã số các đơn vị sử dụng ngân sách, dự án ngân sách, thẩm định dự toán đảm bảo nhanh gọn, kịp thời; Thực hiện đăng ký giá và kê khai giá đảm bảo nguyên tắc quản lý nhà nước về giá, quyền lợi và người tiêu dùng, tiết kiệm chi ngân sách…
Theo Bảng xếp hạng PCI do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ông bố trong tháng 3 vừa qua, Hà Nội tụt hạng sâu tới 15 bậc và đứng thứ 52 trên 63 tỉnh, thành phố - vị trí thấp nhất của Thủ đô từ khi VCCI bắt đầu khảo sát. Trong số 9 hạng mục được mang ra đánh giá, Hà Nội bị chấm điểm thấp ở các mục như pháp lý và tính năng động, đều chưa được 3 điểm trên thang 10.
Thu Hằng
(责任编辑:La liga)
- ·Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
- ·Bưu điện Yên Bái CĐS toàn diện cung cấp dịch vụ bưu chính, thương mại điện tử
- ·Văn phòng Bộ TT&TT ký kết Quy chế phối hợp với các Sở miền Trung
- ·Mã độc tống tiền được hacker rao bán, lấy hoa hồng như kinh doanh đa cấp
- ·Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- ·Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số ‘người dân, doanh nghiệp là trung tâm’
- ·Doanh thu mảng thời trang của IPPG tăng kỷ lục
- ·Vĩnh Tường đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số
- ·Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn
- ·Cẩu khung đầu tiên của Việt Nam thương hiệu Tân cảng Sài Gòn sẽ thay thế hàng nhập khẩu
- ·Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- ·Tiên Nguyễn đại diện Công ty DAFC quyên góp từ thiện
- ·Nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về chống buôn bán trái phép động vật hoang dã
- ·‘Ngày thứ Năm trực tuyến’ tại TP. Yên Bái
- ·Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
- ·Ứng dụng AI vào sản xuất phim hoạt hình 3D “Trạng Quỳnh thời Nhí Nhố”
- ·Đưa dịch vụ công trực tuyến đến với người dân
- ·Tiền Giang: Kinh tế số đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh
- ·VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
- ·Cảnh giác với chiêu lừa giả mạo Telegram