【nhạn định bóng đá hôm nay】Sửa Bộ luật Lao động: Để doanh nghiệp tự chủ chính sách tiền lương?
Tháo gỡ khó khăn không phải bằng giảm quyền lợi của lao động
TheửaBộluậtLaođộngĐểdoanhnghiệptựchủchínhsáchtiềnlươnhạn định bóng đá hôm nayo ông Hà Đình Bốn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), dự kiến sẽ có 10 nhóm chính sách lớn sẽ được xem xét sửa đổi trong bộ luật lần này. Đáng chú ý là việc đảm bảo tiền lương tối thiểu của người lao động, cũng như từng bước mở rộng và trao quyền tự chủ cho người sử dụng lao động và người lao động trong trả lương.
Góp ý với đề xuất tại dự thảo về vấn đề để DN tự quyết chính sách tiền lương, ông Ngọ Duy Hiểu, Trưởng Ban quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) cho rằng, trong bối cảnh năng lực thương lượng của tổ chức công đoàn còn nhiều hạn chế thì vẫn cần sự quản lý và can thiệp của Nhà nước vào cơ chế tiền lương trong DN. Đặc biệt, việc tiến tới xóa bỏ khoảng cách giữa các bậc lương liền kề trong thời điểm này cũng chưa phù hợp vì quyền lợi của người lao động như vậy sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Trước những ý kiến cho rằng, đây sẽ là một trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí cho DN, đại diện Tổng LĐLĐVN khẳng định, cơ quan này rất chia sẻ về vấn đề này, song “tháo gỡ khó khăn cho DN là phải bằng cắt giảm các thủ tục hành chính chứ không phải bằng giảm quyền lợi của người lao động”.
“Thương lượng trong mối quan hệ lao động mà chưa thực sự bình đẳng thì sự can thiệp của Nhà nước để đảm bảo quyền lợi tối thiểu cho người lao động là hết sức quan trọng, nếu không DN sẽ ép lương người lao động. Như vậy, quyền lợi và thu nhập của người lao động sẽ bị giảm đi”, ông Hiểu nói.
Có lộ trình để không gây “sốc”
Cũng theo ông Hiểu, dù hằng năm tiền lương tối thiểu đều được tăng lên song hiện mới chỉ đáp ứng trên 90% nhu cầu sống tối thiểu. Nhìn chung, đời sống của công nhân lao động vẫn còn nhiều khó khăn, với mức thu nhập chỉ vừa đủ cho các khoản chi phí sinh hoạt hàng ngày, hầu như không có tích lũy.
Khảo sát mới đây về tình hình lao động, tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống người lao động năm 2018 của cơ quan này cho thấy, chỉ có 17,4% người lao động có dư dật, tích lũy; 43,7% vừa đủ trang trải cuộc sống; 26,5% phải chi tiêu tằn tiện và kham khổ; 12,5% có thu nhập không đủ sống.
Qua quá trình khảo sát, cơ quan này ghi nhận bức xúc lớn nhất của người lao động hiện nay chính là vấn đề tiền lương còn thấp, ít các khoản phụ cấp để nâng cao thu nhập. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng tranh chấp lao động, đình công vẫn còn xảy ra.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có khoảng 60% các cuộc đình công là liên quan trực tiếp đến lương, tiền thưởng. Riêng 6 tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra 131 cuộc đình công, trong đó tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp FDI với 78,6%, tiếp theo là ở các ngành sử dụng nhiều lao động như: dệt may, da giày, điện tử…
Từ thực tế trên, ông Hiểu cho rằng nếu bị ép lương thì đời sống của người lao động sẽ khó khăn hơn, dẫn đến ngừng việc tập thể hoặc đình công, lúc này cả người lao động và DN đều sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, cơ quan này cho rằng giảm sự can thiệp của Nhà nước vào chính sách tiền lương trong DN là cần thiết song cần có lộ trình để không tạo ra cú sốc cho người lao động, còn nếu không có thời gian chuẩn bị thì đình công về tiền lương, thưởng sẽ tiếp tục bùng phát.
Có chung quan điểm, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cũng cho rằng, hiện nay do quan hệ lao động giữa hai bên chưa thực sự hài hòa nên Nhà nước vẫn can thiệp vào lương tối thiểu, vì đây là sàn thấp nhất bảo vệ người lao động yếu thế.
Tuy nhiên, về lâu dài khi năng lực thương lượng giữa tổ chức công đoàn và người sử dụng lao động tăng lên thì việc giảm sự can thiệp của Nhà nước vào chính sách tiền lương của DN cần được tính toán. Riêng với quy định khoảng cách giữa các bậc lương liền kề là 5% như hiện hành, khi lương tối thiểu tăng lên hàng năm sẽ làm tăng chi phí đầu vào và gánh nặng cho doanh nghiệp./.
Mai Đan
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Xe đưa đón học sinh có màu sơn riêng, đăng kiểm được không?
- ·Thu giữ số lượng lớn xe đạp điện, phụ tùng xe điện các loại không rõ nguồn gốc
- ·Bác sĩ cảnh báo: Lạm dụng thuốc giảm đau xương khớp có thể gây thủng dạ dày, đột quỵ
- ·Hà Nội phát hiện trên 20 tấn mỹ phẩm, kem đánh răng trẻ em hết hạn sử dụng
- ·Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- ·Nhiều trường hợp nhập viện do tai nạn pháo nổ dịp Tết
- ·Nồng độ hạt vi nhựa chiếm khoảng 0,5% trong mô não người
- ·Lẩu tự sôi, cơm tự chín bán trên mạng khó đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm
- ·Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·Ăn nấm hái trên nương khiến 5 bà cháu nhập viện, 2 trẻ tử vong tại Lai Châu
- ·Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- ·Lạng Sơn: Tạm giữ nhiều máy sấy tóc không rõ nguồn gốc
- ·Bảo vệ người tiêu dùng trước thông tin quảng cáo sai sự thật
- ·Nestlé công bố báo cáo tiến độ Chương trình NESCAFÉ Plan 2030
- ·Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- ·Bội nhiễm, sưng nề da sau khi dùng “combo tái sinh làn da mới” mua trên mạng
- ·Pin mặt trời làm từ vật liệu perovskite lai mới có tuổi thọ và hiệu suất cao
- ·Hà Nội xử lý 2.211 vụ vi phạm về buôn lậu và gian lận thương mại chỉ trong tháng 7/2024
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Triển khai trông giữ xe không dùng tiền mặt tại Hà Nội