【kêt quả bong đa】Nhiều quy định mới trong xây dựng văn bản pháp luật tài chính
Quy chế này được coi như là "xương sống mới" cho công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL của ngành Tài chính, thay thế cho các quy định tại Quyết định 2545/QĐ-BTC được Bộ Tài chính ban hành năm 2007.
Phải có nội dung xây dựng chính sách
Một nội dung quan trọng được Bộ Tài chính bổ sung vào Quy chế mới là quy định về nội dung xây dựng chính sách.
Có thể nói, một trong những đổi mới mang tính đột phá của Luật Ban hành văn bản QPPL là việc tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định của Chính phủ.
Theo nguyên tắc này, hoạt động soạn thảo thuần túy chỉ mang tính kỹ thuật và được thực hiện theo các nội dung chính sách đã được duyệt. Như vậy, các khâu tổng hợp thực tiễn, đánh giá thi hành pháp luật, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế (nếu có)… sẽ được thực hiện ở khâu xây dựng chính sách, đề xuất lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Cụ thể hóa điều đó, Quy chế mới của Bộ Tài chính quy định: Khi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị định của Chính phủ, các đơn vị phải xây dựng nội dung chính sách.
Nội dung chính sách trong văn bản QPPL tài chính gồm những vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết, mục tiêu mong muốn đạt được và các giải pháp, biện pháp để đạt được mục tiêu của vấn đề.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm đề xuất xây dựng nội dung chính sách; lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL thuộc lĩnh vực được giao quản lý.
Về quy trình thực hiện chính sách, ngoài các quy định cụ thể về tổ chức đánh giá tác động chính sách, lập hồ sơ chính sách, lấy ý kiến tham gia, ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế và trình Bộ lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp,…tại Quy chế mới, Bộ Tài chính đã quy định những việc phải trình Bộ xin chủ trương về xây dựng chính sách đã có cơ sở thực hiện ở các bước tiếp theo của quy trình.
Theo đánh giá của Vụ Pháp chế qua thực tiễn triển khai nhiệm vụ xây dựng văn bản QPPL, để hoàn thành khối lượng lớn nhiệm vụ xây dựng pháp luật th́ì việc trình Bộ xin chủ trương trước khi thực hiện là rất cần thiết và giảm thiểu rủi ro trong thực hiện.
Đặc biệt, việc này sẽ tránh được những thay đổi phát sinh về nội dung mới - một quy trình được cho là khá phức tạp và kéo dài thời gian do phải tổ chức lại việc đánh giá tác động, lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan… theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL 2015.
Báo cáo định kỳ, tránh nợ đọng
Một nội dung mới nữa được Bộ Tài chính bổ sung là quy định về bảo vệ đề nghị chương trình xây dựng văn bản QPPL để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập chương trình xây dựng văn bản QPPL.
Theo đó, đã quy định cụ thể trách nhiệm của Vụ Pháp chế trong việc chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo làm việc với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban pháp luật của Quốc hội để cung cấp các tài liệu liên quan, giải trình các vấn đề vướng mắc (nếu cần) liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; nghị định của Chính phủ và bảo vệ đề nghị chương trình của Bộ Tài chính tại các phiên họp thảo luận, thẩm tra đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Đồng thời, để bảo đảm tiến độ, chất lượng văn bản quy phạm pháp luật và khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản, bên cạnh việc kế thừa các quy định cũ, Quy chế mới đã bổ sung một số quy định mới nhằm nâng cao trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo từ khâu lập chương trình, thực hiện chương trình xây dựng văn bản pháp luật đến khi văn bản được cấp có thẩm quyền ký ban hành.
Đó là bổ sung quy định về trách nhiệm theo dõi, thực hiện chương trình định kỳ, thực hiện chế độ báo cáo Bộ vào ngày 20 hàng tháng, đề xuất phương án xử lý đối với các trường hợp có khả năng nợ đọng văn bản; quy định rõ kết quả thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một tiêu chí để xem xét, đánh giá kết quả thi đua khen thưởng của các đơn vị.
Có thể nói, việc ban hành Quy chế này là động thái kịp thời của Bộ Tài chính nhằm đưa ra một quy trình để công tác xây dựng, soạn thảo văn bản QPPL trong toàn ngành Tài chính có thể được thực hiện thống nhất và đồng bộ với các quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015.
(责任编辑:La liga)
- ·Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- ·Mẹ lên chăm con gái đẻ, thông gia nói như xát muối vào lòng
- ·Nuôi rắn chúa vằn vện ở Sài Gòn
- ·10 món đồ hữu ích cho gia đình có con nhỏ
- ·Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
- ·Rắn chui vào trong quần, nạn nhân thoát chết nhờ đứng im suốt 7 tiếng
- ·Đồ ăn của du khách bị tịch thu ở sân bay sẽ được xử lý như thế nào?
- ·Những kiêng kị trong tháng 7 âm lịch
- ·Cam kết phát triển bền vững, Generali Việt Nam tăng vốn điều lệ lên hơn 8.202 tỷ đồng
- ·Nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô đạt hơn 4 tỷ USD
- ·Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- ·Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp hợp tác đầy đủ điều tra chống lẩn tránh đường mía
- ·3 câu chuyện cặp vợ chồng nào cũng nên đọc ít nhất 1 lần trong đời
- ·Chàng trai cưới cô gái vô tình gặp và chụp ảnh chung 23 năm trước
- ·Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- ·Mẹo làm khoai tây chiên ngoài giòn, trong mềm
- ·Các địa phương giãn cách xã hội: Nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN tại nhà
- ·Anh thợ chụp ảnh mang niềm vui đến các cặp đôi khuyết tật nghèo
- ·Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
- ·"Thiết kế" gói hỗ trợ đủ lớn để kinh tế nhanh chóng phục hồi