【ket qua burnley】Để dịch vụ công hấp dẫn người dùng
Ngân Hà (thực hiện)
BPO - Cung cấp dịch vụ công trực tuyến được xem là khâu quan trọng,Đểdịchvụcocircnghấpdẫnngườket qua burnley then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai chính phủ điện tử. Thời gian qua, các sở, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến, song do còn nhiều khó khăn, vướng mắc từ thực tế khiến chất lượng dịch vụ hành chính công chưa đạt như mong đợi.
Nhằm góp phần tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số (CĐS) của Bình Phước tiến nhanh, tiến xa, hiệu quả và bền vững, phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Bùi Phương Đình, Viện trưởng Viện Xã hội học và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Tiến sĩ Bùi Phương Đình, Viện trưởng Viện Xã hội học và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
* Qua nghiên cứu, theo dõi quá trình triển khai, cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bình Phước, tiến sĩ đánh giá như thế nào về các giải pháp, chất lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến mà Bình Phước đang triển khai?
Chiến lược CĐS quốc gia đang trong giai đoạn tăng tốc. Đó là một trong những bước đột phá mà tỉnh, thành phố nào tận dụng được sẽ tạo lợi thế cho sự phát triển trung và dài hạn. 3 năm trở lại đây, Nhà nước thông qua chiến lược CĐS quốc gia với 3 hợp phần là: kinh tế số, chính quyền số và xã hội số. Bình Phước đã tận dụng rất tốt cơ hội này để thúc đẩy tiến trình CĐS trong nội bộ tỉnh.
Theo chỉ số xếp hạng CĐS cho thấy, năm 2022, Bình Phước đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Bộ. Đằng sau những con số vừa nêu là nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống chính trị cũng như cộng đồng doanh nghiệp và vai trò rất quan trọng của người dân, bởi người dân chính là trung tâm của quá trình CĐS mà Bình Phước đang thực hiện.
* Cổng dịch vụ công trực tuyến được xây dựng với kỳ vọng rút ngắn thời gian, công sức và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu quả cổng dịch vụ công trực tuyến tại một số nơi, một số thời điểm đạt chưa cao, người dân vẫn phải đi lại nhiều lần; cán bộ cơ sở phải chịu áp lực rất lớn trong việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ trên môi trường số... Vậy những “điểm nghẽn” này sẽ phải giải quyết như thế nào, thưa tiến sĩ?
Đối với CĐS thì phải nói đến dịch vụ hành chính công một cửa trên môi trường mạng. Người dân đến trung tâm hành chính công để giải quyết các thủ tục từ đơn giản đến phức tạp. Vì vậy, phải nhìn lại cổng thông tin điện tử của tỉnh đã xuất hiện những thông tin mà người dân cần khi họ truy cập vào hay chưa, những thông tin này có được sắp xếp ở vị trí ưu tiên không?
Nhà mạng VNPT Bình Phước cung cấp các giải pháp công nghệ phục vụ yêu cầu chuyển đổi số của người dân, doanh nghiệp trong tỉnh
Một khái niệm quan trọng trong sử dụng các tiện ích trên môi trường mạng đó là mức độ thân thiện với người dùng. Vậy cũng cần xem lại thứ tự, cách thức và thao tác thực hiện thủ tục hành chính công trên cổng dịch vụ công trực tuyến có đơn giản, thuận tiện không? Người dân chỉ cần qua vài lần thao tác trở nên thành thục hay vẫn phải lo lắng và làm lại nhiều lần?... Nếu điều này còn diễn ra thì chưa thân thiện và chưa đủ sức hấp dẫn người sử dụng. Do đó, mức độ truy cập và sử dụng cổng dịch vụ công trực tuyến sẽ đi xuống.
Một điểm nữa liên quan đến trình độ dân trí, thói quen và mức độ sử dụng thiết bị thông minh của người dân. Qua tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có cả sức ỳ về mặt tâm lý vì khi người dân sử dụng một lần, hai lần mà không giải quyết được vấn đề thì sẽ không muốn quay lại nữa, khiến tỷ lệ quay lại sử dụng thấp.
Đội ngũ cán bộ ở cơ sở gần dân, sát dân nhất và là nơi hiểu, nắm bắt nhu cầu của người dân nhất, nhưng thực tế có nơi đang thiếu nguồn lực, năng lực và tâm nguyện phục vụ người dân. Như vậy, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở cần được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng liên quan đến CĐS quốc gia một cách thực chất và hiệu quả. Cùng với đó là mức hỗ trợ về mặt kinh phí, tinh thần, khuyến khích, biểu dương, ghi nhận đối với những cán bộ ở cơ sở đang làm việc trực tiếp.
* Theo tiến sĩ, các thứ tự ưu tiên sẽ phải thực hiện như thế nào để dịch vụ hành chính công trực tuyến trở nên thân thiện, hấp dẫn người dùng?
Ở cấp tỉnh có khoảng 2.000 thủ tục hành chính công, trong đó rất nhiều thủ tục hành chính công phục vụ doanh nghiệp và người dân. Vì vậy, tỉnh cần phân loại đâu là thủ tục có lưu lượng người dân thực hiện lớn để đưa vào danh mục thiết yếu. Điển hình như: khai sinh, bảo hiểm xã hội, đăng ký thường trú… Trong các danh mục này có nhiều thủ tục mang tính chất liên thông, đòi hỏi sự kết nối quy trình làm việc và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan liên quan. Những thủ tục hành chính công nào phục vụ thiết yếu cuộc sống người dân trong danh mục 25 dịch vụ công thiết yếu thì cần ưu tiên giải quyết trước.
Đoàn thanh niên phường An Lộc, thị xã Bình Long hướng dẫn người dân thực hiện nộp thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công
Mặc dù Bình Phước đã đẩy mạnh xây dựng trạm BTS dọc các tuyến đường tuần tra biên giới nhưng vẫn còn những “vùng lõm” sóng di động. Điều này khiến người dân vùng sâu, vùng xa hạn chế trong tiếp cận dịch vụ hành chính công trực tuyến. Vì vậy, tỉnh cần có giải pháp phối hợp với các nhà mạng phủ sóng di động trên toàn bộ diện tích, nơi có người dân sinh sống, cũng như chính sách ưu tiên, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến đòi hỏi sự thay đổi nhất định trong tư duy, nếp sống, cách thức làm việc của người dân. Do đó, công tác tuyên truyền, vận động bằng những việc làm thiết thực là một vấn đề đặt ra. Đặc biệt phải phát huy được vai trò của tổ công nghệ số cộng đồng. Bình Phước đã sáp nhập tổ công nghệ số cộng đồng và tổ công tác Đề án 06, tạo điều kiện tập trung, thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành, đồng bộ trong triển khai thực hiện. Đây là một kênh rất quan trọng trong tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Làm sao để tổ công nghệ số cộng đồng có thể hỗ trợ tuyên truyền ở mức độ cao hơn, đó là hướng dẫn người dân thực hiện các dịch vụ hành chính công trực tuyến.
Bên cạnh đó, bản thân đội ngũ cán bộ, công chức phải là những người đầu tiên có tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia và phải là người tiên phong trong sử dụng điện thoại thông minh cho những công việc có ích. Trong bất kỳ trường hợp nào khi người dân hỏi, cần được tư vấn, hướng dẫn thì cán bộ, đảng viên phải hướng dẫn được.
* Đối với tỉnh Bình Phước, kết quả cải cách thủ tục hành chính, CĐS mới chỉ là bước đầu. Để nâng chất dịch vụ hành chính công trực tuyến, theo tiến sĩ, Bình Phước cần lưu ý những gì?
Muốn CĐS thì trước tiên phải có sóng di động và wifi. Cùng với đó là củng cố năng lực truyền dẫn của hệ thống băng thông, chất lượng đường truyền vì điều này quyết định hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng.
Theo chỉ số vừa công bố, chất lượng cổng dịch vụ công trực tuyến của Bình Phước đang xếp nhóm B. Tỉnh cần đặt ra mục tiêu trong thời gian ngắn (trong năm 2023-2024) phải chuyển lên nhóm A, nhóm cao hơn và có khả năng thu hút người dùng được nhiều hơn.
Cần kiểm đếm lại đối với các dịch vụ công thiết yếu trong danh mục 25 dịch vụ công thiết yếu mà Ủy ban CĐS quốc gia đã công bố và lưu lượng thực hiện thủ tục hành chính công thực tế. Thủ tục nào người dân thực hiện nhiều thì cần thiết lập quy trình thực hiện phù hợp, dễ sử dụng, sát với người dân hơn.
Phải đầu tư cho cơ sở, luôn lắng nghe ý kiến của người dân cũng như đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Từ đó, xác định được khoảng trống về mặt chính sách, những thiếu hụt, nhu cầu, mong muốn thực sự để có những biện pháp đầu tư sát cho cơ sở và quay trở lại phục vụ người dân...
* Trân trọng cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- ·PM receives Chairman of CJ Corporation
- ·Work starts on Vietnamese
- ·Trial opens in Agribank branch corruption case
- ·Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 2024
- ·President hails Lao leader’s visit
- ·NA to follow up on voter concerns
- ·Vietnam, Liberia strive to triple bilateral trade
- ·TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- ·VN, Laos need to further develop ties: Lao Party leader
- ·Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm 2024 đạt mức 227.500 tỷ đồng
- ·Trial opens in Agribank branch corruption case
- ·President calls for procuracy to step up
- ·PM lauds VN
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- ·PM bids farewell to outgoing Danish ambassador
- ·Top Lao leader visits Việt Nam
- ·Deputy PM receives head of US Samaritan’s Purse Int’l Relief
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·Gov’t targets 6.7% 2018 GDP growth