【toluca đấu với américa】Quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022
Bổ sung khái niệm đồng tác giả
Trước đây,ềntaacutecgiảtheoLuậtSởhữutriacutetuệsửađổtoluca đấu với américa Luật Sở hữu trí tuệ 2005 chỉ có quy định về tác giả như sau: Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, trong Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 đã bổ sung các quy định làm rõ hơn khái niệm về tác giả, đồng tác giả. Theo đó, tại khoản 4 Điều 1 có quy định như sau: Tác giả là người trực tiếp tạo ra tác phẩm; đồng tác giả là trường hợp có từ 2 người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh. Đồng thời, luật cũng quy định rõ: Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo tác phẩm không phải là tác giả, đồng tác giả.
Cũng theo luật này, việc thực hiện quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm có đồng tác giả phải có sự thỏa thuận của các đồng tác giả, trừ trường hợp tác phẩm có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác hoặc luật khác có quy định khác. Như vậy, so với Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 đã bổ sung quy định đồng tác giả là trường hợp có từ “hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm”. Tuy nhiên, luật cũng đưa ra quy định về điều kiện để được công nhận là đồng tác giả thì “đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh một cách chủ ý”.
Những thay đổi về quyền nhân thân, quyền tác giả
Theo Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền nhân thân và quyền tác giả gồm các quyền sau đây: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Tuy nhiên, theo khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 thì tác giả có quyền “chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên” cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản. Như vậy, nếu trước đây tác giả chỉ có thể chuyển giao 1 quyền nhân thân duy nhất là quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, nhưng kể từ ngày 1-1-2023 - ngày luật này có hiệu lực, tác giả có thể chuyển giao thêm quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản.
Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 1 của luật này cũng làm rõ hơn quyền tài sản của tác giả. Các quyền tài sản này bao gồm: Làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được, nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm.
Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của luật này; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ 3 thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại…
Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê. Các quyền tài sản nêu trên do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện.
Thêm trường hợp không xâm phạm đến quyền tác giả
Quy định về các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm đến quyền tác giả, khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 đã có sự thay đổi, đó là khi sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền “nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm”, bao gồm: Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép…
Tại khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 bổ sung thêm 1 trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng “phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm”. Đó là trường hợp tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại thì tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình này trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng. |
Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy. Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với điều kiện phải có các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm chỉ người học và người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm này… Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận, giới thiệu hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; để viết báo, sử dụng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát sóng, phim tài liệu.
Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại, bao gồm sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản, với điều kiện bản sao này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận theo quy định của pháp luật về thư viện, lưu trữ; sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép cho người khác phục vụ nghiên cứu, học tập; sao chép hoặc truyền tác phẩm được lưu giữ để sử dụng liên thông thư viện thông qua mạng máy tính…
Biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, hoạt động tuyên truyền, cổ động không nhằm mục đích thương mại; chụp ảnh, truyền hình tác phẩm mỹ thuật, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó, không nhằm mục đích thương mại…
Luật gia: Như Viên
(责任编辑:World Cup)
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·Một gia đình khốn khó cần giúp đỡ
- ·Câu lạc bộ nữ Doanh nhân Bình Dương: Tặng mái ấm tình thương cho người nghèo
- ·Xin cứu cháu bé bị bệnh tim bẩm sinh
- ·Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
- ·Muôn nẻo “đào thoát” bất động sản tồn kho: Chỗ nhẹ nhàng, nơi đau đớn
- ·Khiếu nại của bà Ngô Thị Triên, TT.Mỹ Phước, huyện Bến Cát: Cấp GCN quyền sử dụng đất rừng sản xuất
- ·Xử phạt chủ đầu tư bàn giao nhà chậm tiến độ
- ·Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- ·Trao tiền bạn đọc giúp đỡ em Nguyễn Hoàng Duy
- ·Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- ·[Infographic] Đô thị thông minh: Động lực xây dựng xã hội hiện đại
- ·Vụ đánh người gây thương tích ở TT.Tân Phước Khánh: Đang trong thời gian xác minh, giải quyết
- ·Đô thị thông minh, điểm nhấn của thị trường bất động sản TP.HCM
- ·Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
- ·Hà Nội dự kiến thu 13.710 tỷ đồng tiền đấu giá đất năm 2018
- ·Phê duyệt kế hoạch chuẩn bị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai
- ·Người phụ nữ nuôi mẹ già, con bệnh động kinh cần giúp đỡ
- ·4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- ·Dự án không gian làm việc chung hút nhà đầu tư ngoại