【lịch thi đấu giải bóng đá nhà nghề mỹ】Chứng khoán tuần: Vốn ngoại thực sự quay lại, hay chỉ là chốt NAV?
Cụ thể,ứngkhoántuầnVốnngoạithựcsựquaylạihaychỉlàchốlịch thi đấu giải bóng đá nhà nghề mỹ tuần từ 18 đến 22/6/2018, nhà đầu tư nước ngoài vẫn ghi nhận bán ròng trên sàn HSX và HNX tổng cộng gần 480,9 tỷ đồng, trong đó riêng HSX bị bán ròng 399 tỷ đồng. Đối với các giao dịch khớp lệnh, khối ngoại bán ròng trong tuần 516 tỷ đồng, trong đó bán ròng trên HSX là 434,1 tỷ đồng.
Quy mô bán ròng tập trung chủ yếu vào các phiên giao dịch đầu tuần. Hai phiên cuối tuần dòng vốn ngoại đã bắt đầu có dấu hiệu đảo chiều mua ròng. Cụ thể, khoảng 192,1 tỷ đồng đã được rót ròng vào hai sàn trong 2 phiên cuối tuần, sau 9 phiên bán ròng liên tiếp.
Việc dòng vốn ngoại xoay chiều được coi là dấu hiệu rất quan trọng. Kể từ đầu tháng 5, nếu trừ đi giao dịch mua VHM thì khối ngoại đã bán ra rất nhiều. Ngay cả sau thương vụ VHM ngày 18/5 thì dòng vốn này vẫn tiếp tục rút khỏi thị trường không ngừng nghỉ. Điều đó cho thấy đợt bán ròng mạnh từ tháng 4 không phải chỉ đơn giản là chuyện cơ cấu danh mục thu xếp vốn để mua IPO như nhiều người nghĩ.
Việc cơ cấu chỉ là một phần vì sau khi mua IPO xong khối ngoại vẫn tiếp tục bán. TCB lên sàn cũng không ngăn hoạt động bán ròng. Khối ngoại bán rất lớn đã ảnh hưởng mạnh lên thị trường, đúng vào thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu đạt đỉnh lịch sử mới rồi quay đầu điều chỉnh.
Do vậy khi dòng vốn ngoại có biểu hiện thay đổi ở hai phiên cuối tuần qua, thị trường đã có những phản ứng tích cực nhất định. VN-Index đã có 3 phiên cuối tuần giằng co và cuối cùng diễn biến phục hồi được xác lập. Tính chung cả tuần, chỉ số vẫn giảm 33,3 điểm nhưng chủ đạo là mức giảm ở hai phiên đầu tuần (-54,35 điểm), còn 3 phiên cuối tuần phục hồi +21,01 điểm. Nói cách khác thị trường đã khởi sắc trở lại về cuối tuần.
Việc khối ngoại mua ròng trở lại tuy có tác động tốt nhất định về sức cầu, nhưng ảnh hưởng lớn hơn chính là yếu tố tâm lý. Nếu như khối ngoại bắt đầu mua lại sau chuỗi tuần bán ròng thì có nghĩa là mức định giá có thể đã hợp lý hơn.
Tuy vậy vẫn phải nhìn yếu tố mua ròng nói trên một cách thận trọng. Thị trường hiện tại đang ở trong giai đoạn rất nhạy cảm là chuẩn bị kết thúc 6 tháng đầu năm 2018. Thông thường các quỹ đầu tư sẽ chốt giá trị tài sản ròng (NAV) ở thời điểm này và một diễn biến tăng giá sẽ có lợi khi báo cáo cho cổ đông.
Chu kỳ chốt NAV của các quỹ đầu tư xảy ra đều đặn và không có gì mới. Năm nào các đợt cuối quý, cuối năm cũng đều ghi nhận mức giao dịch mua tăng lên của nhà đầu tư nước ngoài. Việc cải thiện 5- 7% giá trị tài sản ròng là điều hoàn toàn có thể, nếu các quỹ tập trung giao dịch ở nhóm cổ phiếu đang nắm giữ với tỷ trọng lớn.
Câu chuyện chốt NAV nếu đúng là đang xảy ra thì vấn đề lớn hơn là liệu thị trường thật sự hấp dẫn dòng vốn ngoại trở lại, hay chỉ là diễn biến nhất thời ở giai đoạn cuối quý? Nếu chỉ là hoạt động chốt NAV thông thường thì không có gì đảm bảo kết thúc tháng 6, dòng vốn này sẽ tiếp tục mua vào lớn. Ngược lại, nếu thị trường đã hấp dẫn, dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục hoạt động mạnh hơn, vì nó không liên quan đến thời điểm ngắn hạn.
Có một yếu tố thuận lợi cho tính hấp dẫn dài hạn trên thị trường là sau hai tháng giảm mạnh, nhiều cổ phiếu đã rớt giá rất sâu. Điều thứ hai là chuẩn bị đến đợt công bố kết quả kinh doanh quý 2/2018, thị trường có cơ hội định giá lại cổ phiếu.
Lấy ví dụ cách định giá đơn giản nhất là theo hệ số P/E, nghĩa là lấy thị giá cổ phiếu chia cho thu nhập bình quân mỗi cổ phiếu trong vòng 4 quý gần nhất. Trước thời điểm tháng 7/2018 thì quý gần nhất là quý I/2018. Sau khi kết quả kinh doanh quý II/2018 được công bố thì mẫu số của cách định giá P/E sẽ có thay đổi bằng cách cập nhật thêm mức lợi nhuận mới nhất của quý II. Nếu kết quả kinh doanh quý 2 cao thì mẫu số E sẽ tăng lên, làm giảm tỷ lệ P/E của cổ phiếu. P/E càng thấp thì cổ phiếu càng được coi là rẻ.
Như vậy, mặc dù tuần qua và cả tuần tới đây khối ngoại có thể mua vào để làm đẹp NAV 6 tháng đầu năm 2018, nhưng cũng có thể thị trường sẽ thật sự trở nên hấp dẫn hơn. Dòng vốn ngoại trên thị trường là điều rất mơ hồ, vì bao gồm tổng hợp nhiều loại vốn khác nhau với các tính chất khác nhau.
Chẳng hạn nếu là phần góp vốn hay quỹ đầu tư đóng chuyên đầu tư vào thị trường Việt Nam thì dòng vốn sẽ không đi đâu cả. Ngược lại dòng vốn nóng thông qua các quỹ ETF sẽ biến động rất linh hoạt. Dòng vốn đầu tư ủy thác hay P-notes thậm chí còn biến ảo hơn nữa.
Chính vì vậy rất có thể dòng vốn bán ròng mạnh tháng 4 và tháng 5 vừa rồi là dòng vốn nóng đầu cơ đã hoạt động mạnh hơn các dòng vốn ngoại khác và thị trường ghi nhận bán ròng. Nếu cường độ giao dịch của dòng vốn này giảm đi, dòng vốn ngoại nói chung có thể sẽ cân bằng hơn./.
Trọng Nghĩa
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·Thắp sáng ngọn lửa khởi nghiệp với sản phẩm OCOP trong thanh niên, sinh viên
- ·Chương trình truyền hình đặc biệt kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- ·Thêm 14.508 ca trong 24 giờ; tăng cả số ca mắc mới và trong cộng đồng
- ·Ngư dân tử vong thương tâm sau khi rơi xuống biển ngất xỉu
- ·Thu lời bất chính từ thị trường chứng khoán có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự
- ·Những bộ phim giải thoát điện ảnh Việt Nam
- ·Miền Bắc trời nắng hanh, Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa to
- ·Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- ·Hội nghị Văn hóa toàn quốc sắp tới là một sự kiện mang tính lịch sử
- ·Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
- ·Cả nước đã tiêm gần 127 triệu liều vắc
- ·Nhan sắc Ngọc Hương
- ·Vì sao Thaco “lội" ngược dòng?
- ·Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook
- ·Chứng khoán khởi sắc, doanh nghiệp tăng cơ hội gọi vốn
- ·Hơn 1,83 triệu liều vắc
- ·Lương Nguyệt Anh đem 'Cô đôi thượng ngàn' đến đấu tại Army Games 2021
- ·Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- ·NSƯT Võ Hoài Nam nhảy breakdance cực ngầu