【keo bong da tay ban nha】Quản lý dược phẩm, mỹ phẩm: Cần sự phối hợp đồng bộ từ nhiều phía
Dược phẩm,ảnlýdượcphẩmmỹphẩmCầnsựphốihợpđồngbộtừnhiềuphíkeo bong da tay ban nha mỹ phẩm là những mặt hàng thiết yếu bảo đảm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân. Tuy nhiên, công tác quản lý các mặt hàng này còn gặp nhiều khó khăn do thiếu sự phối hợp đồng bộ từ nhiều phía. Đây là điều cần phải được khắc phục để công tác quản lý dược phẩm, mỹ phẩm đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Công tác quản lý dược phẩm, mỹ phẩm cần được thực hiện chặt chẽ, đồng bộ để bảo đảm quyền lợi của người dân. Trong ảnh: Cấp, phát thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Phúc 1
Thực hiện nghiêm quy trình quản lý
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 31 nhà máy sản xuất dược phẩm với 27 doanh nghiệp đầu tư đang hoạt động và được Bộ Y tế cấp phép, trong đó có 4 doanh nghiệp đầu tư 2 nhà máy; 36 công ty được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, 26 công ty phân phối thuốc đạt tiêu chuẩn GDP.
Trong năm qua, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm nghiệm giám sát việc lấy mẫu nghi ngờ về chất lượng thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng sản xuất trên địa bàn. Sau đó, ngành đã triển khai công văn đình chỉ lưu hành 2 sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng sản xuất tại Bình Dương. Sở Y tế cũng tham gia chứng kiến hủy thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất hết hạn sử dụng tại các khoa lâm sàng của 12 cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn.
Trong năm 2019-2020, ngành y tế tỉnh đã tổ chức đấu thầu thuốc lựa chọn nhà thầu gói thầu mua thuốc hóa dược và thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh. Căn cứ kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, các đơn vị đã tiến hành ký hợp đồng mua thuốc với các nhà thầu trúng thầu và mua thuốc cung ứng cho công tác khám chữa bệnh tại đơn vị. Cơ bản ngành bảo đảm đủ thuốc để phục vụ công tác phòng bệnh, chữa bệnh.
Khó khăn trong công tác quản lý
Theo các cán bộ quản lý dược phẩm, mỹ phẩm, hiện nay nhân lực làm công tác dược tại Sở Y tế ít, trong khi đó địa bàn rộng, số cơ sở hành nghề dược nhiều, đồng thời các cán bộ này lại phải tham gia công tác đấu thầu cung ứng thuốc, hóa chất vật tư y tế tập trung, do vậy số lượng các cơ sở được kiểm tra trong năm chưa nhiều. Địa điểm các cơ sở đề nghị nộp hồ sơ xét thẩm định, đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cách nhau xa (10 - 20km) nên khó khăn trong việc bố trí xe đi thẩm định.
Trung tâm Kiểm nghiệm phối hợp với Phòng Y tế các địa phương lấy mẫu mỹ phẩm tại các cửa hàng kinh doanh trên thị trường nhưng gặp khó khăn vì chủ cơ sở không ký vào biên bản lấy mẫu. Việc triển khai dự án công nghệ thông tin, kết nối cơ sở dữ liệu, các cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh gặp một số khó khăn nhất định do trình độ công nghệ thông tin của các cơ sở bán lẻ còn hạn chế, người kinh doanh dược lớn tuổi, các cơ sở phải trang bị thêm trang thiết bị và đường truyền internet làm tăng chi phí kinh doanh do đó vẫn còn nhiều cơ sở chậm triển khai. Việc tra cứu tài khoản kết nối cơ sở kinh doanh dược chỉ có thể tra cứu được tài khoản theo tên cơ sở, số đăng ký kinh doanh, mã cơ sở, không theo tên dược sĩ quản lý chuyên môn do chưa có quy định cấp tài khoản kết nối cơ sở dữ liệu dược quốc gia cho các cơ sở chuyên bán lẻ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
Cùng với các vấn đề trên, đề án kê đơn thuốc khó thực hiện và không khả thi do thói quen của người dân Việt Nam mua thuốc không có đơn. Trong khi đó công tác đấu thầu thuốc cũng gặp rất nhiều khó khăn. Việc thực hiện đấu thầu thuốc cần nhiều nhân lực, trong khi đó nhân sự đấu thầu thuốc đều kiêm nhiệm, không chuyên trách nên việc đấu thầu kéo dài thời gian. Trong khoảng 2 tháng gần đây, một số đơn vị gặp khó khăn trong công tác cung ứng thuốc, cụ thể như thuốc tân dược trúng thầu. Do dịch bệnh Covid-19, một số nhà thầu không cung ứng được theo hợp đồng đã ký kết, không nhập khẩu nguyên liệu sản xuất đối với thuốc trong nước hoặc không thể nhập khẩu thuốc đối với thuốc nước ngoài. Thuốc đã trúng thầu nhưng không sử dụng được, thông tin tên thương mại của thuốc trong giấy phép lưu hành và trên trang web của Bộ Y tế không giống nhau. Thuốc đã trúng thầu khi thay đổi số đăng ký thì lại thay đổi chất lượng (giảm hạn dùng) nên không đúng với kết quả đã phê duyệt trúng thầu.
Cùng với đó, một số thuốc công ty giao chậm lại thay đổi số đăng ký mới nên chờ cập nhật lại. Thuốc chương trình lao ngân sách cấp vào quý 4 cuối năm nên không tổ chức đấu thầu kịp do đó không có thuốc lao để điều trị. Số lượng thuốc trúng thầu không đủ sử dụng, phục vụ điều trị cho bệnh nhân dù đã mua thêm 20% theo quy định. Hiện nay, các đơn vị đang phải sử dụng các thuốc, nhóm thuốc khác để thay thế các thuốc thiếu nêu trên. Các mặt hàng chưa nhập khẩu được nguyên liệu, thuốc trúng thầu hoặc thuốc hết số lượng kế hoạch kéo dài sẽ làm không đủ để phục vụ điều trị bệnh trong thời gian tới.
Để công tác quản lý dược phẩm, mỹ phẩm thời gian tới đạt kết quả cao hơn, ông Huỳnh Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế, cho biết Sở Y tế kiến nghị Bộ Y tế thống nhất tên gọi cho các Trung tâm Kiểm nghiệm trong hệ hống kiểm nghiệm Nhà nước và ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ cho Trung tâm Kiểm nghiệm. Bộ Y tế sớm hướng dẫn đấu thầu mua hóa chất, có văn bản hướng dẫn thi hành khoản 8 Điều 28 Luật Dược. Bộ Y tế cũng cần sớm thống nhất với cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam việc thanh toán đối với những thuốc trúng thầu thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu về vấn đề so sánh giá thấp nhất trong vòng 12 tháng theo giá công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý dược và bảo hiểm xã hội Việt Nam…
Bộ Y tế cần có hướng dẫn cụ thể đối với việc mua sắm các thuốc hiếm, thuốc cấp cứu, thuốc không có hoạt chất thay thế sau khi đấu thầu nhiều lần nhưng vẫn không chọn được nhà thầu; nên đồng bộ với sổ sách tại Thông tư 02/2018/ TT-BYT và Thông tư 12/2020/TT-BYT về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc với hệ thống phần mềm quản lý nhà thuốc dữ liệu dược quốc gia. Đề nghị Cục Quản lý dược phân cấp phân quyền đăng nhập tài khoản cho Phòng Y tế để trực tiếp đôn đốc, kiểm tra, quản lý việc thực hiện kết nối của các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn”. (Ông Huỳnh Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế) |
KIM HÀ
(责任编辑:La liga)
- ·Chuyên Gia AI
- ·Quảng Bình: Dù gặp nhiều khó khăn nhưng thu ngân sách vẫn tăng 9,9%
- ·Phái đoàn đầu tư Australia thăm và làm việc với EVNGENCO3
- ·Doanh nghiệp và EuroCham đánh giá cao nỗ lực tạo thuận lợi thương mại của Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu
- ·Siêu máy tính dự đoán Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Hơn hai năm thực hiện áp trần giá sữa: Giá sữa ổn định nhờ biện pháp bình ổn
- ·Một số trường thuộc Bộ Công thương miễn, giảm học phí chưa đúng quy định
- ·Lợi nhuận 9 tháng giảm nhẹ, Bột giặt LIX dự chi hơn 32 tỷ đồng để trả cổ tức
- ·Vang mãi bản hùng ca Phước Long
- ·Hải quan Đồng Tháp: Tạo thuận lợi cho nhập khẩu cát
- ·Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
- ·NHNN tiếp tục đấu thầu vàng miếng SJC, giá tham chiếu đặt cọc giảm về 87,5 triệu
- ·Kho bạc triển khai diện rộng việc thu ngân sách qua POS
- ·Hàng loạt dự án về đất có vấn đề khi cổ phần hóa
- ·Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- ·Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp
- ·Biểu phí xuất nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam
- ·Thêm doanh nghiệp xăng dầu bị ngân hàng rao bán nợ
- ·Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
- ·Giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN: Sửa đổi để thông thoáng, hiệu quả hơn