【kq pháp 1】Vị ngọt làng nghề
(CMO) Cứ mỗi khi Tết sắp đến, người dân vùng ven đầm Thị Tường, thuộc ấp Xẻo Đước, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân lại tất bật cho nghề làm bánh.
Gia đình chị Nguyễn Thanh Hoa, ấp Xẻo Đước, làm bánh theo đơn đặt hàng với nhiều loại như: bánh kẹp, bánh bông lan, bánh tráng… Theo chị Hoa, mỗi loại bánh phải có quy trình và cách thức làm khác nhau. Ví như bánh kẹp thì dễ làm hơn bánh bông lan. Quan trọng là khâu đánh bột, pha chế nguyên liệu và thời gian thực hiện.
Nhu cầu tiêu dùng lớn
Vào dịp Tết, bánh làm ra bán khá chạy do nhu cầu của người tiêu dùng khá lớn. Giờ đây, nhiều người không có thời gian làm bánh nhưng lại không thích bánh mua chợ mà chuộng bánh làm thủ công, vì vậy bánh của chị Nguyễn Thanh Hoa cũng khá đắt hàng.
Không chỉ vào dịp Tết, những ngày thường chị Hoa cũng thường xuyên làm bánh theo đặt hàng để các hàng quán bán cho khách du lịch về thăm Khu căn cứ Tỉnh uỷ (Xẻo Đước) và đầm Thị Tường. Riêng dịp Tết, lượng bánh làm tăng hơn, mỗi ngày khoảng 10 kg, lãi từ 300.000-400.000 đồng.
Gia đình chị Nguyễn Thanh Hoa bận rộn với việc làm bánh dịp Tết. |
Ở xóm ven đầm Thị Tường có không dưới 20 hộ làm bánh bán vào dịp Tết. Một mặt, họ tự túc được khoản bánh mứt “cây nhà lá vườn”, mặt khác còn bán để kiếm thêm thu nhập, trang trải trong cuộc sống.
Các loại bánh được làm ra cũng hết sức đa dạng, ngoài bánh kẹp, bông lan, bánh tráng, bánh phồng, bánh tét còn có cả bánh đa miền Bắc. Vào dịp Tết, không chỉ có chị em phụ nữ làm công việc này mà có khi cả nam giới hay trẻ con cũng tham gia phụ giúp. Bây giờ, nhiều người lại thích tìm về những sản phẩm thủ công, dù không có thương hiệu, nhãn hiệu gì nhưng từ chính bàn tay các chị làm ra, điều đó giúp người tiêu dùng tin rằng nó đảm bảo chất lượng và an toàn, còn hơn là những sản phẩm không rõ nguồn gốc.
Hiện nay, cuộc sống hối hả, nhiều gia đình thậm chí ở nông thôn cũng ít khi tự làm bánh mứt để đón Tết. Từ đó, việc làm bánh này vừa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng vừa góp phần duy trì nét đẹp truyền thống trong những ngày Tết; phát huy vai trò nội trợ, đảm đang, tô đẹp thêm vẻ khéo léo, chịu thương, chịu khó của người phụ nữ Việt Nam./.
Bài và ảnh: Quốc Hiệp
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·'Con tôi khóc cả đêm sau khi tham gia lễ hội Halloween ở trường'
- ·Nữ đô đốc duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam là ai?
- ·Hơn 20 trường đại học chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025, nhiều nhất gần 1 tháng
- ·Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Chếnh choáng' hay 'chuếnh choáng'?
- ·Lương giáo viên các cấp hiện nay thế nào?
- ·Hội thảo khoa học quốc gia về kinh tế chính trị
- ·Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
- ·Câu hỏi Đường lên đỉnh Olympia hóc búa, 'cậu bé Google' cũng phải 'đứng hình'
- ·Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- ·Tái diễn tuyển sinh 'chui' lớp 10 ở Hà Nội
- ·Nữ thần đồng Trung Quốc đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi đặc biệt
- ·Đại học Kinh tế quốc dân trao bằng cho hơn 90 tân tiến sĩ 2024
- ·Ngày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía Nam
- ·Thầy giáo nổi tiếng sử Việt, từng khóc đến mù mắt vì thương mẹ là ai?
- ·Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của sinh viên các trường đại học phía Bắc
- ·Đảo nào lớn nhất Việt Nam?
- ·Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- ·Lối sống 'thu nhập 2 tỷ, chỉ tiêu 1 triệu đồng' của thiên tài Toán gây tranh cãi