会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bd kq ita】Ngành Mía đường: Nhiều lo ngại khi hội nhập đã cận kề!

【bd kq ita】Ngành Mía đường: Nhiều lo ngại khi hội nhập đã cận kề

时间:2025-01-26 20:28:34 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:937次

mía đường

Ngành Mía đường vẫn đang đối mặt với tình trạng cung vượt cầu

Tuy nhiên,ànhMíađườngNhiềulongạikhihộinhậpđãcậnkềbd kq ita triển vọng dài hạn của ngành Mía đường trong nước kém khả quan vì áp lực cạnh tranh trước Thái Lan, các nước ASEAN nhất là khi thực hiện Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình dương (TPP).

Ngành được ưu đãi nhưng bị cạnh tranh khốc liệt

Báo cáo ngành Mía đường Việt Nam trước hội nhập của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, đây là ngành được bảo hộ, nhưng vẫn bị cạnh tranh khốc liệt do nhập lậu và gian lận thương mại.

Cụ thể, ngành Mía đường Việt Nam hiện đang được bảo hộ, với mức thuế suất nhập khẩu trong hạn ngạch dao động từ 25% (cho đường thô) đến 40% (cho đường tinh luyện) và mức thuế nhập khẩu đường ngoài hạn ngạch từ 80% - 100%. Năm 2015, Việt Nam chỉ cấp hạn ngạch nhập khẩu cho 81.000 tấn đường.

Cũng theo thống kê từ VCSC, sản lượng đường sản xuất trong nước hiện đạt khoảng 1,4 - 1,6 triệu tấn/năm. Lượng đường này chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước. Có một phần nhỏ được xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, tuy nhiên hiện nay kênh tiêu thụ này đang gặp khó khăn.

Một điểm đáng quan tâm hơn là giá đường trong nước chịu sự chi phối theo cung cầu thị trường tự do. Hiện giá đường bán lẻ trong nước khoảng 17.000 -20.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 1.000 - 3.000 đồng so với các nước trong khu vực. Do chênh lệch giá, đường sản xuất trong nước bị cạnh tranh bởi lượng hàng nhập lậu và gian lận thương mại.

Theo số liệu công bố năm 2014, lượng đường nhập lậu và gian lận thương mại lên tới 400.000 – 500.000 tấn. Ngoài ra, từ năm nay thị trường đường trong nước sẽ có thêm nguồn cung mới từ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai sản xuất tại Lào với hạn ngạch được cấp phép là 50.000 tấn cũng góp phần gây sức ép đối với đường trong nước.

Tiến trình hội nhập không thể chờ đợi

VCSC cho rằng, trong ngắn hạn, giá đường thế giới đang hồi phục và có thể sẽ tiếp tục đà tăng do nguồn cung suy giảm. Giá đường hiện đã tăng 30% so với mức đáy hồi tháng 8 năm nay. Giá đường thế giới tăng sẽ làm hạn chế lượng cung từ nhập lậu hoặc gian lận thương mại, qua đó sẽ thúc đẩy gia tăng sản lượng tiêu thụ đường sản xuất trong nước.

Ngoài ra, đường dây buôn lậu đường khá lớn ở Tây Ninh vừa bị triệt phá cũng sẽ đóng góp tích cực cho doanh thu của các nhà máy đường Việt Nam. “Tuy nhiên, diện tích vùng nguyên liệu đang suy giảm sẽ gây thiếu nguyên liệu sản xuất, do vậy sẽ làm giảm sản lượng sản xuất và tiêu thụ, đồng thời đẩy giá thành sản xuất tại các nhà máy tăng cao hơn”, VCSC lo ngại.

Dự thảo Nghị định về sản xuất và kinh doanh mía đường đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Mía đường Việt Nam đưa ra lấy ý kiến, theo đó các vấn đề về việc thu mua mía được quy định theo hướng bảo vệ lợi ích cho người nông dân nhiều hơn, nhằm ổn định nguồn nguyên liệu cho ngành Mía đường. Tuy nhiên, VCSC đánh giá, “điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng thêm áp lực cho các nhà máy đường khi phải mua mía nguyên liệu với giá cao hơn”.

Trong dài hạn, Hiệp định Tự do thương mại ASEAN (AFTA) sẽ là một thách thức lớn nếu ngành Mía đường Việt Nam không cải tiến phương thức và quy mô sản xuất.

Theo AFTA, đến năm 2018, ngành Mía đường Việt Nam sẽ phải mở cửa hoàn toàn cho đường của các nước ASEAN, đồng nghĩa đường nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam sẽ chỉ ở mức thuế 5% và không phải chịu hạn ngạch thuế quan. “Đây sẽ là một khó khăn lớn đối với ngành khi mà đường Thái Lan có thể chính thức vào Việt Nam với số lượng không bị hạn chế ở mức thuế suất thấp”, báo cáo nhận định.

VCSC cho biết thêm, nếu TPP chính thức được ký kết, Việt Nam sẽ phải dỡ bỏ hoàn toàn thuế trong hạn ngạch cho các mặt hàng đường nhập khẩu từ các nước TPP trong vòng 11 năm (hạn ngạch nhập đường vẫn sẽ thực hiện theo cam kết WTO là tăng 5% mỗi năm). Trong khối TPP thì Hoa Kỳ, Mexico và

Australia hiện là các quốc gia sản xuất mía đường lớn trên thế giới. Vì vậy, việc cắt giảm thuế nhập khẩu trong hạn ngạch cho đường từ các quốc gia này sẽ khiến việc cạnh tranh giá trong ngành này càng trở nên gay gắt hơn.

Chu Duy

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
  • Xuất nhập khẩu hàng hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2021
  • Hầu hết các giao dịch lan đột biến tiền tỷ là ảo
  • Năm 2021: Ngành dệt may tập trung sản xuất kinh doanh, thúc đẩy năng suất chất lượng
  • Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
  • Kinh doanh trách nhiệm, tiêu dùng bền vững trong thời kỳ bình thường mới
  • 5 điều cần phải biết khi chọn mua ống nước
  • Napas vinh danh Techcombank là 'Ngân hàng tiêu biểu năm 2020'
推荐内容
  • Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
  • Nhân viên Viettel Post được mua cổ phiếu với giá rẻ bằng ¼ giá thị trường
  • Giá xe Volkswagen mới nhất tháng 3/2021: Volkswagen Tiguan nhận ưu đãi 100 triệu đồng
  • Ô tô Trung Quốc nhập về Việt Nam có bản đồ vi phạm chủ quyền bị tịch thu
  • Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
  • Tăng cường kiểm soát nhập khẩu cá tầm thương phẩm dùng làm thực phẩm