会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số giải ngoại hạng anh hôm nay】Em là tấm gương trong !

【tỷ số giải ngoại hạng anh hôm nay】Em là tấm gương trong 

时间:2025-01-10 20:49:02 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:857次

Báo Cà Mau(CMO) “Một chiều thăm xóm Mỹ Bình Viếng mồ em Rỉ động tình nước non!”. Hai câu thơ mở đầu bài thơ "Em là tấm gương trong" của nữ sĩ Minh Phượng từng làm xao động lòng người Cà Mau từ những ngày đầu kháng chiến chống Mỹ cứu nước.  "Em Rỉ” là ai? Gần 60 năm trôi qua, người con gái kiên trung, bất khuất ấy đã nêu tấm gương trong sáng đối với quân, dân Cà Mau như thế nào?

Huỳnh Thị Rỉ, tên thường dùng Bảy Rỉ, sinh năm 1934, xã Tiên Thuỷ, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, tham gia cách mạng năm 1952, hy sinh ngày 15/5/1959 tại ấp Mỹ Bình, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải, nay là tỉnh Cà Mau.

Trong kháng chiến chống Pháp, mới 18 tuổi, chị theo cách mạng, cùng người em thứ tám gài lựu đạn, làm chết nhiều tên địch. Cuối năm 1953, do địch theo dõi gắt gao, chị được điều lên công tác Sở Y tế Nam Bộ, cơ quan đóng tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình. Sau năm 1954, chị là đoàn viên được phân công ở lại miền Nam, được đi học lớp cô đỡ và hoạt động trong phong trào đấu tranh chính trị tại huyện Thới Bình. Đầu năm 1958, trong một lần đi công tác, chị sa vào tay giặc. Đồng bào xã Trí Phải trực tiếp đấu tranh giành giựt với địch nhưng bọn lính của tên Chà, thuộc hạ của Lâm Quang Phòng tại quận An Phước (Thới Bình) đã lôi chị đi tra tấn, hành hạ, hãm hiếp vô cũng dã man. Khi đồng bào tìm kiếm, phát hiện đưa chị về thì thân thể chị đã tả tơi.

Minh hoạ:  M. Tấn

Ở địa bàn cũ do bị lộ, không thể tiếp tục hoạt động được nữa, tổ chức điều chị về tham gia Ban Chấp hành Xã đoàn Khánh An, phụ trách Ấp 10, xã Khánh An, trực tiếp làm việc với các phân đoàn Trại Trú, Ông Bường, Bến Gỗ. Khoảng tháng 5/1958, bọn dân vệ đồn vàm Cái Tàu, do tên cảnh sát Nguyễn Văn Danh chỉ huy, càn lên Ấp 10, bắt được chị. Trên đường dẫn về đồn, tên Danh dở trò xấu xa, bị chị phản đối. Nhưng đêm đến, Danh tìm cách dụ dỗ chị làm vợ nhỏ của hắn, chị càng phản đối quyết liệt: “Tôi là gái đã có chồng. Tôi vô tội, các ông phải thả tôi về”.

Đồng chí Quách Văn Bảy (Chín Khung), trong bài “Viếng mộ em” (năm 1994) đã kể: “Như chó sói gặp mồi ngon, tên Danh không thể buông tha cho người thiếu nữ có nhan sắc đầy quyến rũ ấy. Qua mấy ngày dùng đủ mọi cách thuyết phục và tác động không kết quả, cuối cùng nó hành động dã man. Vào một đêm ngoài trời đầy sương gió, trong chuồng cọp lạnh lùng, tay chân tê dại, cả thân mình nhức buốt, đau nhói tận tim, đêm đã khuya rồi, nhưng em không ngủ mà liên tưởng đến những đồng chí đang hoạt động bên ngoài, nhớ người yêu đang ở nơi chiến tuyến, nhớ các má, các chị em, nhớ những hồi cùng nhau hái rau, bắt ốc, cùng ăn chung với nhau, nhớ những bữa cơm thanh đạm ở gia đình… nhớ nhiều, nhớ lắm! Bỗng có tiếng mở cửa phòng nghe rổn rảng, một tên lính bước vào dẫn em lên phòng điều tra…”.

Dưới sự chỉ huy của tên Danh, sau khi thi nhau cưỡng hiếp, bọn chúng dùng mọi cực hình tra tấn, ghê rợn nhất là dùng con lươn to cho luồn vào cửa mình, làm chị ngất xỉu. Đến khi tỉnh lại, chị thấy mình trần truồng như nhộng, bị giam trong chuồng cọp, bốn bề sương gió tơi bời. Không khai thác được gì ở người con gái kiên cường, cuối cùng địch buộc phải thả chị.

Đồng chí Quách Văn Bảy kể: “Lúc ấy tôi làm Bí thư Xã đoàn, đồng chí Hai Măng là Bí thư Xã uỷ tiến hành kiểm thảo em. Chúng tôi nghe em trình bày cặn kẽ những điều như trên. Từ đó rút ra những ưu, khuyết điểm và bài học kinh nghiệm cho người cán bộ của Đoàn. Ngồi dựa gốc chuối, em tức tưởi khóc, nước mắt tuôn rơi và nói: “Về đây em mới khóc với các anh, chớ ở trong tù, trước mặt địch, không bao giờ em để rơi nước mắt!”. Câu nói đó đến nay đã 36 năm nhưng tôi vẫn còn nhớ mãi!”.

Ngày 8/8/1958, quyết trả thù cho chị, các anh ở đơn vị Đinh Tiên Hoàng, trong đó có anh Tư M, người yêu của chị, hoá trang làm lính nguỵ đến đồn vàm Cái Tàu tiêu diệt tên Danh, bắt tù binh, thu toàn bộ vũ khí và rút lui an toàn.

Sau thời gian công tác ở Khánh An, chị được chuyển về Văn phòng Tỉnh uỷ Cà Mau, được kết nạp vào Đảng (tháng 12/1958) và được phân công xuống cơ sở tại xã Phong Lạc (cũ) hoạt động. Ngày 14/5/1959, trong khi đang cùng đi với đoàn cán bộ hơn 10 người tại Mỹ Bình thì gặp bọn thuỷ quân lục chiến càn quét, chị liền ra ám hiệu cho anh em lẩn tránh, vừa nhai nuốt một lá thư tuyệt mật rất quan trọng không để rơi vào tay quân thù. Địch bắt được chị cùng 3 cán bộ khác.

Thừa lúc chúng sơ hở, chị tìm cách mở dây trói để các anh chạy thoát. Phát hiện được việc làm của chị, bọn chúng đánh đập chị vô cùng tàn nhẫn. Chúng trói tay, cởi hết quần áo, dắt chị đi dài theo xóm để bêu riếu, để lăng nhục như hành động của lũ người man rợ thời trung cổ.

Sau một đêm tra tấn, hành hạ, hãm hiếp, ngày hôm sau chúng nắm tóc chị lôi ra mé rừng, buộc chị “Hoan hô Ngô tổng thống”, chúng sẽ thả. Chị dõng dạc thét lớn: “Đã đảo Ngô Đình Diệm! Hồ Chí Minh muôn năm!”. Nhiều loạt đạn làm tan nát thân thể chị. 

Chị Rỉ ngã xuống nhưng khí phách hiên ngang của người nữ cộng sản như ngọn lửa bất khuất bừng cháy, thiêu rụi quân thù. Hàng ngàn cánh tay giơ cao quyết chiến đấu trả thù cho chị. Nhiều bài báo, bài thơ ca ngợi chị như ca ngợi một liệt nữ phi thường, trong đó có bài thơ "Em là tấm gương trong". Huyện uỷ Trần Văn Thời đã làm đề nghị tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đối với chị.

Đồng chí Chung Văn Ngưng (Tám Thắng), nguyên Giám đốc Trường Chính trị Châu Văn Đặng, tỉnh Cà Mau, lúc còn sống thường kể về chị Rỉ khi chị còn sinh hoạt chung cơ quan với đồng chí sau lần chị bị địch bắt ở Thới Bình và được điều về xã Nguyễn Phích, Khánh An công tác: "Một buổi sáng sớm, anh em cơ quan tổ chức đi bứt choại để lấy tiền mua gạo, chị Rỉ cùng đi. Chiều về, mọi người tắm giặt rồi lên ngồi ăn cơm. Thấy chị còn mặc quần áo ướt, tuy đã vắt khô, các anh khuyên nên đi thay kẻo bị cảm. Chị dạ, nhưng rồi không thấy chị đi thay đồ. Sau này các anh mới biết, lúc đó chị chỉ có một bộ quần áo mà thôi! Chị làm cô đỡ rất giỏi, đức phục vụ của chị được đồng bào yêu mến. Ở kinh Cựa Gà, rạch Bà Thầy, nay thuộc huyện U Minh, có gia đình bác Ba C rất thương mến chị, bởi lúc bác lâm bệnh, chị là người thường tới lui chích thuốc, thăm viếng, chăm sóc bác hết sức chu đáo. Chiều 30 Tết năm 1960, bác làm cơm cúng ông bà và mời anh em cán bộ đến vui xuân với bác. Bác dành riêng một mâm cúng chị Rỉ. Sau khi thắp nhang, bác vào buồng mở rương lấy ra một xếp vải đen, nói với các anh: Hồi Bảy Rỉ còn sống, bác đã mua xếp vải này, tính gởi cho cháu cắt quần áo, tội nghiệp, con gái mà thiếu thốn quá. Không ngờ chưa kịp gởi thì nghe tin cháu đã hy sinh! Nước mắt lăn dài trên má, cố nén xúc động, bác nói: “Bác sẽ cất xếp vải này, để mỗi lần nhìn thấy nó như thấy cháu Rỉ!”. Bác lấy tay lau nước mắt, nước mắt của một người nông dân cần cù vừa trải qua thời kỳ đen tối của cách mạng miền Nam".

Bài thơ "Em là tấm gương trong" như một bản án hài tội quân thù, rất nhiều người thuộc lòng và thường đọc cho nhau nghe trên những chặng đường hành quân. Nhưng năm tháng qua đi, không ai tìm thấy bài thơ đó nữa. Tuy nhiên, “Cái còn thì vẫn còn nguyên”, bài thơ được nhiều người lưu giữ trong trí nhớ, cùng nhau góp nhặt và bây giờ đã hiển hiện như ngày nào trong phong trào Đồng khởi của quê hương Cà Mau cũng như suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Chúng tôi xin giới thiệu bài thơ nêu trên đến quý bạn đọc. Đây là nén hương lòng, xin kính cẩn thắp mãi giữa đời để bày tỏ lòng kính yêu vô hạn đối với người nữ cộng sản bất khuất, kiên trung!

Em là tấm gương trong                                                           
                                                  
Một chiều thăm xóm Mỹ Bình
Viếng mồ em Rỉ động tình nước non!
Ngời ngời một tấm lòng son
Thân vùi lòng đất, tiết còn thiên thu.
Ngập ngừng gió thoảng vi vu
Ngỡ hồn em Rỉ oán thù xông lên.
Ngoài cồn sóng vỗ triền miên
Như vang uất hận từ miền xa xăm
Rừng chiều đứng lặng trầm ngâm
Còn vương oán khí căm căm ngày nào.
Cái ngày máu chảy, lệ trào
Cái ngày quỷ sứ tràn vào nơi đây
Đã gây ra thảm trạng này!
    ***
 Em là một tấm gương soi rạng rỡ
Tuổi hai mươi thơm ngát vị yêu đời
Thù Mỹ - Ngô, thề chẳng đội chung trời
Em dấn bước hiến mình dâng Tổ quốc

Đã ba lượt sa vào tay quân giặc
Trước cực hình giữ chặt dạ can trường
Trong phong ba càng rạng tiết phi thường
Tô một nét son vàng lên thế hệ.
Lũ khát máu dày bừa em thậm tệ
Khi ra tù thân trầm trọng bịnh tình
Chốn nọ, nơi kia rồi đến xóm Mỹ Bình
Đường chiến đấu ấm tình dân ấp ủ
Mạnh bước đi lên, xem thường uy vũ
Cho nụ cười tươi luôn đậm nở trên môi.

Chao ơi thảm hoạ bời bời
Một thân em Rỉ, mấy trời đau thương
Mỹ Bình một sớm mờ sương
Giặc vào gieo cảnh thê lương hãi hùng.

Một phút sa cơ, em lại vướng tròng
Thế là thôi! Thế là hết kể
Bầy chó sói vây quanh em cắn xé
Trơ gan đồng em chẳng hé nửa lời
Máu thù sôi, lửa hận bốc tận trời
Em chiến thắng mọi cực hình khổ nhục.

Giặc lồng lộn khảo tra em từng chút
- Mầy ở đâu?
- Tao ở dưới xuồng tao!
- Mầy ăn đâu?
- Tao nấu gạo của tao!
Giặc uốn lưỡi xoay qua trò xảo trá:
- Hô khẩu hiệu rồi tao sẽ thả.
Em bĩu môi:
- Tao chẳng biết hô!
Rồi hiên ngang thét vào mặt lũ côn đồ:
- Đả đảo đế quốc Mỹ!
- Đả đảo Ngô Đình Diệm!
Tiếng lồng lộng rừng cây như xao xuyến
Như bàng hoàng ghi nhận một hùng âm.
Giặc nhìn nhau nhục nhã rồi hầm hầm
Thoi, đấm, đá… Ôi, thân em quằn quại.

Không thắng nổi một tinh thần vĩ đại
Chúng dày vò thân xác đến dập bầm
Khi yêu tinh, dã thú thoả cuồng ngông
Chúng hạ sát, thây em bên gốc mắm.

Trời nín thở, rừng gục đầu thê thảm
Biển sục sôi than khóc một con người
Dân nghiến răng uất nghẹn chẳng ra lời
Giặc man rợ đoạn ly tình cốt nhục.

Chúng dập thây em bên đống chà gai gốc  
Thấp sè sè một lớp đất mỏng thôi.
Ngày hôm sau khi giặc rút đi rồi
Các đồng chí cùng đồng bào mai táng lại.

Ruột đứt chín chiều, lòng đau tê tái
Già trẻ bao quanh nức nở tiễn đưa em
Lệ trào tuôn, uất nghẹn, cố nhìn xem
Mong nhìn tận mặt em lần vĩnh biệt!
Còn đâu nữa ôi, não nùng, thảm thiết!
Khuôn mặt thân yêu giờ nát tan rồi.
Tóc rũ rối nhèo, quần áo tả tơi
Mà dây trói mấy vòng còn ràng rịt.

Những nắm tay run, những hồi sấm sét
Muôn vạn lời nguyền rủa lũ dã man.
Ngùi ngùi một chiếc áo quan
Thân em thôi đã suối vàng u minh!
Mộ em đầu xóm Mỹ Bình
Nhìn người qua lại động tình giang sơn.
 
Em chết đi để lại một oán hờn
Một rạn nứt tiềm tàng trong lòng địch
Một ngon lửa, một hồi kèn phấn kích
Giục muôn dân chiến đấu diệt bạo tàn

Gương em nghìn thuở trong ngần
Rạng danh con Triệu, cháu Trưng anh hùng.
Sử em tôi tạc vào lòng

Kinh em tôi tụng trên dòng đấu tranh.

Một chiều tháng 12/1959
Kính dâng hương hồn em Rỉ, người con gái quang vinh của Cà Mau anh dũng, bị giặc thảm sát tại Mỹ Bình, xã Phong Lạc./. (Minh Phượng)    

Trường Sơn Đông 

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
  • Trang trại triệu đô: Trồng rau trong những “bánh xe”
  • Đằng sau cái bắt tay giữa chủ đầu tư và môi giới
  • Sứ mệnh gắn kết
  • Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
  • Căn hộ đẹp tinh tế và ngập nắng vô cùng quyến rũ
  • Đổi 1.000 nhà vệ sinh, Hà Nội có 'loạn' quảng cáo?
  • 20 người thiệt mạng trong tai nạn máy bay tại Ấn Độ
推荐内容
  • Ray Tomlinson
  • Ra mắt Glexia Riverside, hàng ‘hot’ khu vực Hoàng Mai
  • Hải quan Pakistan phát hiện vụ gian lận thuế qua hóa đơn hàng nhập khẩu
  • BĐS Nam Hà Nội ‘nổi sóng’ nhờ hạ tầng giao thông
  • Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
  • Sai phạm hàng loạt tại Dự án nhà ở xã hội SDU 143 Trần Phú