【kqbd giải ngoại hạng trung quốc】Gỡ nút thắt tín dụng hỗ trợ lĩnh vực lâm, thủy sản
Chiều 12/4,ỡnútthắttíndụnghỗtrợlĩnhvựclâmthủysảkqbd giải ngoại hạng trung quốc tại TP. Hải Phòng, Ngân hàngNhà nước Việt Nam phối hợp với Báo Lao động tổ chức Hội thảo “Tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD”.
Hội thảo với mục tiêu tạo diễn đàn để các chuyên gia, nhà quản lý cùng bàn luận, tìm giải pháp trong việc đẩy mạnh tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, gỡ các “nút thắt” về tín dụng, đặc biệt với các lĩnh vực như chế biến, xuất khẩu, để hỗ trợ các doanh nghiệpphục hồi và phát triển theo hướng bền vững.
Ông Nguyễn Ngọc Hiển, Tổng biên tập Báo Lao Động phát biểu khai mạc hội thảo |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Hiển, Tổng biên tập Báo Lao Động cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo ngân hàng thương mại triển khai Chương trình tín dụng 15.000 tỉ đồng, với lãi suất thấp hơn tối thiểu từ 1- 2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn. Chỉ sau chưa đầy 1 năm triển khai, gói tín dụng này hoàn thành giải ngân cho trên 6.000 lượt khách hàng. Tốc độ này cho thấy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ngành lâm - thủy sản là rất lớn. Đây được xem là giải pháp thiết thực và ý nghĩa, thể hiện tinh thần đồng hành của ngành ngân hàng trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá cao Hội thảo đã đi vào vấn đề cụ thể, bàn đến những vướng mắc thực chất để giải quyết vấn đề. Các lĩnh vực liên quan đến tín dụng ngành nghề rất quan trọng hiện nay, trong đó có chính sách cho vay tín dụng gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp ngành lâm, thủy sản. Để chính sách đi vào cuộc sống thì Ngân hàng Nhà nước cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức tập huấn để công tác giải ngân đạt kết quả tốt nhất. Sắp tới Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức Hội nghị để ngân hàng và doanh nghiệp tin tưởng lẫn nhau, đẩy mạnh việc cho vay.
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Trong cuộc họp về tăng trưởng tín dụng cuối tháng 2/2024, ông Đào Minh Tú đã thông tin, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại nghiên cứu bổ sung, nâng quy mô gói tín dụng này thêm 15.000 tỉ đồng để trở thành gói 30.000 tỉ đồng hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu lâm sản, thủy sản và đã nhận được sự đồng thuận của các ngân hàng thương mại.
Đặc biệt, gói cho vay tín dụng gói 30.000 tỷ đồng là một trong những cơ chế chính sách rất cụ thể, tích cực, hiệu quả được Chính phủ rất ủng hộ. Sau khi giải ngân hết gói 30.000 tỷ đồng mà đạt hiệu quả, tạo được cú hích cho doanh nghiệp phát triển vươn lên, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng báo cáo Chính phủ, nâng gói này lên có thể là 45.000 tỷ để hỗ trợ doanh nghiệp.
Đến nay, các ngân hàng thương mại đã hoàn thành việc đăng ký nâng quy mô và tiếp tục giải ngân cho vay với doanh số lũy kế trên 17.500 tỉ đồng, đạt 58,3% tổng doanh số cam kết cho vay Chương trình (theo quy mô 30.000 tỉ đồng) với trên 6.500 lượt khách hàng vay vốn. Trong đó, doanh số cho vay đối với ngành hàng thủy sản đạt trên 13.000 tỉ đồng, đối với ngành hàng lâm sản đạt trên 4.450 tỉ đồng. Việc giải ngân cho vay tập trung phần lớn đối tượng khách hàng doanh nghiệp chiếm gần 83% tổng doanh số cho vay; khách hàng cá nhân, hộ gia đình chiếm 17%.
Việc triển khai Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản được đánh giá là một trong những giải pháp thiết thực, gỡ “nút thắt” tài chínhcho các doanh nghiệp, giúp 2 ngành hàng vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, giữ vị trí nằm trong top 6 hàng/nhóm mặt hàng kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD.
Quang cảnh Hội thảo “Tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD” |
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đánh giá, ngành lâm, thuỷ sản đang có nhiều cơ hội khi thị trường đang có tín hiệu tích cực hơn, lạm phát được kiểm soát tốt hơn, tồn kho tại các thị trường đang ít đi, giá xuất khẩu tăng dần trở lại. Dự báo, nửa cuối năm 2024, triển vọng thị trường ngành lâm, thuỷ sản sẽ sáng sủa hơn. Tuy nhiên, với những khó khăn liên quan đến thị trường, thủ tục hành chính, giá thành sản xuất như hiện tại, cộng đồng doanh nghiệp thủy sản mong chờ được tiếp cận vay vốn lãi suất thấp, phù hợp cũng như được tiếp cận nhiều hơn vào chương trình gói tín dụng ý nghĩa này.
“Các ngân hàng xem xét tăng tỉ lệ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu lên ít nhất 50% tổng dư nợ, thay vì khoảng 27-28% trong gói 15.000 tỉ đồng vừa qua”, ông Nam đề xuất.
Trình bày tham luận tại hội thảo, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế- Ngân hàng Nhà nước cho biết, phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân và xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Do đó, về phía ngành ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước luôn xác định nông nghiệp, nông thôn, trong đó có ngành lâm sản, thủy sản là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tưvốn và đã ban hành, triển khai nhiều chính sách để hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực này, cũng như hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị gia tăng.
Tại Hội thảo các đại biểu đã tham luận, hiến kế để dòng vốn tiếp tục chạy mạnh vào nền kinh tế, trong đó có ngành lâm, thuỷ sản, cả doanh nghiệp và ngân hàng cùng kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn chung của ngành lâm - thuỷ sản.
Cụ thể, ngành ngân hàng kiến nghị, ngoài các giải pháp, chính sách từ ngành ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ chính sách của các bộ, ngành, địa phương nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ, thúc đẩy các động lực tăng trưởng; kích thích tổng cầu. Đồng thời tăng cường minh bạch hóa tài chính doanh nghiệp để ngân hàng có cơ sở tiếp cận, thẩm định, cấp tín dụng đối với khách hàng, các dự ánkhả thi, đủ pháp lý.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngay sau khi gói tín dụng hỗ trợ ngành lâm, thủy sản được triển khai, đã có 12 ngân hàng thương mại đăng ký tham gia chương trình gồm: Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank, LPBank, Sacombank, MB, ACB, Nam A Bank, OCB, Eximbank, SHB.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
- ·TP.HCM muốn chi hơn 106 tỷ đồng xây dựng Tượng đài Nam Bộ kháng chiến
- ·Đề nghị tăng cường công tác quản lý nhà và đất công
- ·Quảng Ngãi khẩn trương tháo gỡ vướng mắc dự án cảng cá 460 tỷ đồng
- ·9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Vận động ủng hộ nguồn lực chăm lo cho người dân khó khăn
- ·Ngày 15/9: CPI thấp hơn kỳ vọng khiến vàng thế giới bật tăng trở lại, vượt 1.800 USD/ounce
- ·An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Phường Tân Đông Hiệp, TP.Dĩ An: Trao hỗ trợ cho người dân khó khăn, học sinh nghèo
- ·Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- ·Đầu tư 5 dự án BOT tại TP.HCM, doanh nghiệp muốn ngân sách tham gia từ 50
- ·Việt Nam và Pháp thúc đẩy dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn
- ·Ngày 19/8: Vàng thế giới lên xuống thất thường, vàng miếng SJC đảo chiều giảm nhẹ
- ·Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
- ·CASA tiếp tục tăng mạnh, Techcombank báo lãi trước thuế 9 tháng tăng gần 60%
- ·Chứng khoán 22/6: Rung lắc mạnh, VN
- ·Thị trường vàng và cổ phiếu phản ứng mạnh ngay sau tuyên bố tăng lãi suất của Fed
- ·Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- ·Đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM: Hình thức BT không khả thi ở một số địa phương