【xem lai bd】Kiến nghị sớm cấp đủ 18,5 triệu m3 cát cho cao tốc Cần Thơ
Thi công cao tốc Bắc - Nam,ếnnghịsớmcấpđủtriệumcátchocaotốcCầnThơxem lai bd đoạn Cần Thơ - Cà Mau. |
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc khai thác, cung ứng vật liệu cát cho Dự ánthành phần đoạn Cần Thơ - Cà Mau thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.
Theo đó, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng có công điện chỉ đạo Chủ tịch UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long quyết liệt, khẩn trương chỉ đạo các sở, ngành triển khai đồng thời các thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện giữa các bước để hoàn thành, đảm bảo đủ điều kiện để các nhà thầutổ chức khai thác chậm nhất vào cuối tháng 12/2023 đối với 9 mỏ mở mới (tỉnh An Giang 4 mỏ, tỉnh Đồng Tháp 2 mỏ, tỉnh Vĩnh Long 3 mỏ).
Các địa phương nói trên cũng sẽ phải rà soát, để có phương án nâng công suất khai thác các mỏ, đảm bảo hoàn thành việc cung ứng toàn bộ khối lượng đã được Thủ tướng giao (An Giang 7 triệu m3, Đồng Tháp 7 triệu m3, Vĩnh Long 5 triệu m3) trước ngày 30/6/2024.
Trường hợp không đủ điều kiện nâng công suất tại các mỏ, cần bổ sung thêm các mỏ mới để cấp cho Dự án hoặc cung cấp từ các mỏ đang khai thác trên địa bàn nhằm đáp ứng tiến độ triển khai Dự án.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng giao UBND tỉnh Vĩnh Long xác định đủ nguồn cung cho khối lượng khoảng 2,14 triệu m3 còn thiếu và hoàn thành thủ tục để khai thác trong tháng 2/2024.
“Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT và UBND các tỉnh để kịp thời hướng dẫn thủ tục cấp mỏ, nâng công suất mỏ cũng như bổ sung thêm các mỏ phục vụ Dự án, bảo đảm tiến độ yêu cầu”, Bộ GTVT đề xuất.
Được biết, Dự án thành phần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đã được khởi công từ ngày 1/1/2023. Ngay sau khi khởi công, Bộ GTVT đã yêu cầu Chủ đầu tưquyết liệt chỉ đạo các nhà thầu khẩn trương huy động nhân vật lực, máy móc thiết bị, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, tổ chức triển khai thi công các hạng mục ít phụ thuộc vào nguồn vật liệu cát đắp nền với mục tiêu hoàn thành sản lượng khoảng 35% giá trị hợp đồng cũng như phối hợp chặt chẽ với các địa phương để triển khai các thủ tục cấp mỏ vật liệu theo cơ chế đặc thù cho Dự án.
Đến nay, các nhà thầu đã huy động 440 máy móc thiết bị các loại, cùng 1.072 nhân sự, tổ chức 140 mũi thi công. Sau hơn 11 tháng triển khai thi công sản lượng Dự án đến nay chỉ đạt 15% giá trị hợp đồng, chậm so với kế hoạch đặt ra. Nguyên nhân chậm chủ yếu do thiếu nguồn vật liệu cát đắp nền đường, các nhà thầu chỉ có thể triển khai thi công đường công vụ, các cầu, đúc cấu kiện bê tông và một số hạng mục phụ trợ.
Để tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu cát đắp, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ GTVT đã trực tiếp kiểm tra, làm việc với các địa phương và có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương về thủ tục cấp mỏ vật liệu cho Dự án.
Tại phiên họp lần thứ 5 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng đã chỉ đạo UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long ưu tiên bố trí ngay nguồn cát đắp cho Dự án với khối lượng: An Giang 7 triệu m3 (năm 2023 là 3,3 triệu m3), Đồng Tháp 7 triệu m3 (năm 2023 là 3,3 triệu m3), Vĩnh Long 5 triệu m3 (năm 2023 là 2,5 triệu m3).
Mặc dù thủ tục cấp mỏ và nguồn cung ứng vật liệu cho Dự án của các địa phương đã đạt được kết quả như đã báo cáo ở trên, tuy nhiên, hiện nay sản lượng khai thác và cung ứng mới chỉ đạt khoảng 22.000 m3/ngày, chưa đáp ứng nhu cầu vật liệu để hoàn thành dự án (khoảng 86.000 m3/ngày) cũng như không đáp ứng được chỉ tiêu năm 2023 (9,1 triệu m3).
Đến khi các địa phương hoàn thành thủ tục để đưa toàn bộ các mỏ vào khai thác mới có thể nâng công suất khai thác đạt 66.000 m3/ngày. Riêng các mỏ có trữ lượng từ 1 triệu m3 trở lên, nếu công suất khai thác khoảng 4.000 m3/ngày thì đến hết tháng 6/2024 cũng không khai thác hết trữ lượng mỏ nên vẫn thiếu hụt nguồn cát.
Theo tính toán của Tư vấn, để bảo đảm tiến độ hoàn thành Dự án vào cuối năm 2025 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng, cần phải hoàn thành toàn bộ khối lượng đắp cát 18,5 triệu m3 trước ngày 30/6/2024 để chuyển sang giai đoạn chờ lún (thời gian chờ lún thường từ 12-15 tháng).
“Như vậy, ngoài việc xác định đủ nguồn cung ứng cần phải đẩy nhanh thủ tục để khai thác toàn bộ các mỏ cũng như xem xét nâng công suất khai thác các mỏ có trữ lượng lớn mới đáp ứng yêu cầu”, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.
(责任编辑:World Cup)
- ·Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- ·Thủ tướng tham dự Diễn đàn hợp tác quốc tế Vành đai và con đường tại Trung Quốc
- ·Chuyện ít biết về căn hầm chứa gần ba tấn vũ khí dùng để đánh chiếm Dinh Độc Lập
- ·Thủ tướng yêu cầu làm nhanh gói hỗ trợ vì “cuộc sống người dân không thể chờ đợi hơn”
- ·Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- ·Bà Nguyễn Thị Lệ được giới thiệu làm Chủ tịch HĐND TP.HCM
- ·Hà Nội: Tất cả người dân khi quay trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ bắt buộc phải khai báo y tế
- ·Hà Nội có Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc mới
- ·Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
- ·Tổng bí thư, Chủ tịch nước chủ trì lễ đón Quốc vương Brunei
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Bắc Ninh ghi nhận thêm 17 ca dương tính SARS
- ·Lịch tiếp xúc cử tri của đại biểu QH tại quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ
- ·Tổng bí thư, Chủ tịch nước: Bắt đầu bàn nhân sự, phải hết sức cảnh giác
- ·Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- ·Phong bì có dấu hiệu vòi vĩnh mới đáng tội
- ·Thủ tướng chủ trì họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2019
- ·Quảng Trị có tân Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy
- ·Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- ·TPHCM triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ bầu cử