【tỷ số hôm nay ngoại hạng anh】Rút ngắn thời gian giải quyết hoàn thuế nhờ ứng dụng CNTT
Đã chi hoàn thuế khoảng 59.034 tỷ đồng
Công tác tổ chức giám sát hoàn thuế tập trung, đảm bảo hoàn thuế đúng đối tượng, kịp thời hạn theo đúng quy định của pháp luật về hoàn thuế luôn là nhiệm vụ được ngành Thuế chú trọng. Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, tính đến ngày 18-7, Tổng cục Thuế đã tiếp nhận 11.335 hồ sơ hoàn thuế với tổng số tiền là 55.156 tỷ đồng. Trong đó, đã trả kết quả đủ điều kiện ra quyết định hoàn thuế của 10.530 hồ sơ, với số tiền là 50.911 tỷ đồng (bằng 92% tổng số tiền đề nghị giám sát); đã trả kết quả không đủ điều kiện ra quyết định hoàn của 662 hồ sơ, với tổng tiền là 3.894 tỷ đồng (bằng 7% tổng số tiền đề nghị giám sát). Hiện Tổng cục Thuế cũng đang giải quyết cho cục Thuế 143 hồ sơ với số tiền là 351 tỷ đồng.
Kết quả chi hoàn thuế qua Kho bạc Nhà nước cho thấy, tính đến 18-7, số tiền đã chi hoàn thuế là 59.034 tỷ đồng. Trong đó đã chi năm 2015 từ ứng trước dự toán 2016 là 7.556 tỷ đồng; đã chi năm 2016 cho các quyết định hoàn thuế 2015 chuyển sang thiếu dự toán là 6.780 tỷ đồng và các quyết định hoàn ban hành trong năm 2016 là 44.698 tỷ đồng.
Theo ông Phi Vân Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ công tác hoàn thuế GTGT, một mặt giúp tạo nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp, mặt khác đảm bảo theo đúng chỉ đạo của Bộ Tài chính, góp phần quan trọng giúp Bộ Tài chính, Chính phủ chủ động trong việc điều hành ngân quỹ, từ đó chủ động điều hành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Tuy nhiên, ông Phi Vân Tuấn cũng nhận định, hiện nay thông tin về người nộp thuế có đề nghị hoàn thuế chưa đầy đủ, cơ sở dữ liệu về quản lý hoàn thuế GTGT hiện mới được xây dựng. Do đó, việc triển khai hoàn thuế điện tử, giám sát tự động hồ sơ hoàn thuế GTGT hiện chưa đáp ứng được về mặt thời gian như yêu cầu.
Giám sát tự động việc hoàn thuế GTGT
Thực hiện lộ trình triển khai nộp thuế và hoàn thuế điện tử theo Nghị quyết 19/2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020, thời gian tới, ngành Thuế sẽ quản lý chặt chẽ việc hoàn thuế GTGT, đảm bảo đúng đối tượng, chính sách pháp luật thuế. Để tạo bước chuyển biến tích cực hơn nữa trong công tác quản lý hoàn thuế GTGT, trước mắt tháng 11-2016 thí điểm hoàn thuế điện tử tại 5 Cục Thuế, tháng 12-2016 triển khai tiếp đối với 8 Cục Thuế và đến tháng 3-2017 sẽ triển khai rộng trên phạm vi cả nước. Dự kiến hoàn thành mục tiêu 95% hồ sơ hoàn thuế được thực hiện theo phương thức điện tử vào năm 2017. Tổng cục Thuế sẽ thực hiện kiểm tra 100% trước khi hoàn thuế đối với các trường hợp có rủi ro cao trong quản lý thuế, hoàn thuế GTGT; đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế GTGT.
Theo Tổng cục Thuế, hệ thống hoàn thuế điện tử sẽ hạn chế được việc tiếp xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp và cán bộ thuế. Đồng thời, khi thực hiện hoàn thuế điện tử, tình trạng Quỹ hoàn thuế tại các địa phương nơi thừa nơi thiếu sẽ được chấm dứt bởi kinh phí hoàn thuế được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Quốc hội sẽ do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quản lý, điều hành thay vì phân bổ về từng địa phương như trước. Quá trình thực hiện chi hoàn được thực hiện một cách liên kết trên hệ thống điện tử, giám sát hàng ngày để nắm tiến độ giải quyết hồ sơ. Trên cơ sở đó cơ quan Thuế so sánh dự toán được giao để đánh giá dự toán còn lại. Nếu quỹ dự toán còn sẽ không còn tình trạng nơi thừa nơi thiếu.
Hiện các hồ sơ hoàn thuế GTGT đã được hệ thống ứng dụng quản lý thuế tự động của Tổng cục Thuế giám sát. Cơ quan Thuế thực hiện giám sát tự động các hồ sơ hoàn thuế trên hệ thống ứng dụng này để cho thông báo về từng trường hợp. Đối với những hồ sơ đạt các điều kiện sẽ được phản hồi để người đứng đầu cơ quan Thuế địa phương ra quyết định hoàn thuế. Ngược lại, những hồ sơ được xác định không đảm bảo sẽ được tự động thông báo lý do và công việc phải thực hiện tiếp theo để cơ quan Thuế địa phương căn cứ thực hiện hoặc thông báo cho doanh nghiệp.
Theo Tổng cục Thuế, với hệ thống giám sát tự động trên, thời gian giải quyết hoàn thuế sẽ được rút ngắn bởi phương pháp, cơ chế kiểm soát đã thay đổi. Thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, người nộp thuế có thể biết được hồ sơ hoàn thuế của mình đang được giải quyết ở khâu nào, có vướng mắc, hoặc cần bổ sung hồ sơ, giấy tờ gì cũng sẽ được thực hiện qua mạng.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- ·Kịp thời nhận diện, xử lý, phản biện những vấn đề nóng, bức xúc
- ·Các tỉnh thành phố cần tập trung chỉ đạo xử lý các vi phạm về đê điều
- ·ĐBSCL còn hàng chục ngàn phòng học tạm
- ·Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
- ·Ích lợi từ mô hình ao
- ·Thêm ưu đãi bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân
- ·Kỳ vọng của cử tri
- ·Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- ·Khẩn trương xây dựng hệ thống thư điện tử quốc gia
- ·Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
- ·Khơi dậy tinh thần thi đua
- ·Phân bón giả, kém chất lượng gây thiệt hại khoảng 2,6 tỷ USD/năm
- ·Người đại diện trình bày nội dung khiếu nại phải là người khiếu nại
- ·Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
- ·Thủ tướng Chính phủ yêu cầu minh bạch tiến độ xử lý văn bản
- ·Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi Covid
- ·Không báo cáo tình hình kinh doanh sẽ bị phạt đến 7 triệu đồng
- ·Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác
- ·Điều kiện đầu tư kinh doanh 6 lĩnh vực ngành Nông nghiệp