【ket qua vong loai c1】Nhật Bản đẩy mạnh khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân
Nhật Bản đẩy mạnh khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân
(Dân trí) - Nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki - Kariwa đang chuẩn bị những bước cuối cùng để phục hồi hai lò phản ứng sau thời gian dài đóng cửa do ảnh hưởng của thảm họa Fukushima.
Theo thông báo từ Công ty Điện lực Tokyo (Tepco), lò phản ứng số 6 của nhà máy điện Kashiwazaki - Kariwa tại tỉnh Niigata dự kiến sẽ được bơm nhiên liệu hạt nhân vào tháng 6 năm sau để khởi động lại hoạt động.
Trước đó, lò phản ứng số 7 đã được nạp nhiên liệu vào tháng 4. Tuy nhiên, để phục hồi hoàn toàn lò phản ứng số 6 và số 7, cần có sự đồng ý của địa phương và xây dựng các tuyến đường sơ tán theo yêu cầu của tỉnh Niigata.
Trong bối cảnh nhu cầu đa dạng hóa năng lượng, Nhật Bản coi việc khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân là một phần quan trọng trong chiến lược năng lượng của mình. Việc tái vận hành nhà máy Kashiwazaki - Kariwa là một phần của chiến lược này.
Ngày 7/12, Công ty Điện lực Chugoku thông báo đã khởi động lại nhà máy điện hạt nhân Shimane ở miền tây Nhật Bản, vốn đã đóng cửa ngay sau thảm họa Fukushima.
Việc khởi động lại lò phản ứng số 2 công suất 820MW của nhà máy đã nâng số lượng lò phản ứng đang hoạt động của Nhật Bản lên 14, với tổng công suất hơn 13,2GW.
Trước đó, tất cả lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản đã buộc phải dừng hoạt động sau thảm họa ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-Ichi năm 2011. Theo Energy News, hồi tháng 9, Chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt kế hoạch nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki - Kariwa do Tepco vận hành.
Nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki - Kariwa, nằm giữa thành phố Kashiwazaki và làng Kariwa thuộc tỉnh Niigata, là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 4,2 triệu m2 và tổng công suất lắp đặt 8,2GW. Nhà máy được khánh thành vào năm 1985, có 7 lò phản ứng với công suất từ 1,1GW đến 1,3GW.
Sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011, nhà máy Kashiwazaki - Kariwa đã phải ngừng hoạt động trong một thời gian dài. Việc phục hồi nhà máy này được xem là bước tiến quan trọng trong chính sách phục hồi điện hạt nhân của Nhật Bản.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- ·Cảnh sát không ngại nguy hiểm dọn dẹp đường qua điểm sạt lở ở Điện Biên
- ·Ô tô tải chở xăng dầu bốc cháy làm đứt dây diện trung thế, 1 người tử vong
- ·Vụ nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt: Tranh cãi từ 2 trại heo
- ·Nokia Networks bắt tay Vinaphone tăng cường phạm vi và tốc độ mạng
- ·Thủ đoạn hỗ trợ doanh nghiệp kê khai miễn giảm thuế để chiếm đoạt tài sản
- ·Giám sát thị trường bất động sản và nhà ở xã hội tại 8 bộ ngành, 12 địa phương
- ·Vụ Phó Bí thư tự tháo dỡ nhà: Xã tổ chức đấu giá không đảm bảo trình tự, thủ tục
- ·Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?
- ·Hai bộ trưởng trăn trở về tiền lương, phụ cấp cho pháp chế viên, giám định viên
- ·5 học sinh tắm sông, 2 em bị nước cuốn mất tích
- ·Bồi thường giá đất nông nghiệp để làm nhà ở thương mại sẽ thiệt thòi cho dân
- ·'Tác động vào núi rừng càng nhiều, con người gánh hậu quả sạt lở càng lớn'
- ·Bắt một vụ trưởng liên quan đến vụ án “nhận hối lộ” ở dự án Đại Ninh, Lâm Đồng
- ·Đã sửa xong cáp quang biển APG, 100% lưu lượng được khôi phục
- ·Bắt ông Nguyễn Cao Trí liên quan vụ chiếm đoạt 40 triệu USD của bà Trương Mỹ Lan
- ·Chi cục Trưởng Kiểm lâm Hà Nội xót trước cảnh rừng Sóc Sơn bị ‘xẻ thịt’
- ·Giám đốc công an là người ngoài tỉnh mạnh dạn xử lý việc tồn đọng ở địa phương
- ·Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- ·Bắt một vụ trưởng liên quan đến vụ án “nhận hối lộ” ở dự án Đại Ninh, Lâm Đồng