【bch anh】Giải cơn “khát vốn” cho doanh nghiệp khi lãi suất ngân hàng tăng
Giải cơn “khát vốn” cho doanh nghiệp khi lãi suất ngân hàng tăng
Ngân hàng Nhà nước vừa áp dụng nâng lãi suất điều hành thêm 1%,ảicơnkhátvốnchodoanhnghiệpkhilãisuấtngânhàngtăbch anh các ngân hàng thương mại trong nước cũng đồng loạt nâng trần lãi suất huy động và rục rịch tăng lãi suất cho vay, điều này khiến người gửi tiết kiệm mừng, nhưng các doanh nghiệp đang "khát vốn" lại lo lắng.
Tăng lãi suất là cần thiết
Theo Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội), Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, nếu dùng biện pháp bán ngoại tệ ra, cung ngoại tệ nhiều hơn để giữ tỷ giá thì Việt Nam sẽ không thể đủ lượng ngoại tệ lớn như vậy để dự trữ. Trong trường hợp đó, buộc lòng phải nâng giá đồng tiền của mình lên, bằng cách tăng lãi suất. Như vậy, tăng lãi suấtcũng là một điều cần thiết trong bối cảnh nhằm mục đích cân đối tỷ giá ổn định, đồng thời cũng bảo đảm được yêu cầu chống lạm phát như là các nước đang làm.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Văn Cường, tác động rất là lớn của tăng lãi suất là làm cho nguồn vốn cung cấp cho các doanh nghiệp sẽ khó khăn. Các doanh nghiệp đang trong bối cảnh mới phục hồi, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao lại phải trả lãi suất vốn với mức lãi suất quá cao thì cũng có thể sẽ ảnh hưởng, tác động đến nguy cơ về đình trệ sản xuất.
Do vậy, việc tăng lãi suất là cần thiết để điều hành nhịp nhàng giữa tỷ giá với lãi suất, qua đó khắc phục được tác động thấp nhất từ biến động của đồng tiền trên thế giới, đó là điều mà các ngân hàng cần phải tính đến.
“Việt Nam đã rất thành công trong điều hành chính sách trong 2 năm qua khi không thực hiện những biện pháp quá vội vàng, không “giật cục” để kịp thích ứng. Những biện pháp về điều hành tiền tệ cũng như vậy. Tôi hy vọng rằng sẽ không có những biện pháp mang tính chất “giật cục” để không tạo ra cú sốc đối với nền kinh tế”, ông Hoàng Văn Cường cho biết.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái và lạm phát tăng cao, Việt Nam là nước có quan hệ xuất nhập khẩu với nhiều nước thì chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng, cả doanh nghiệp và ngân sách nhà nước cũng bị ảnh hưởng. Hiện nay chúng ta đang thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, như vừa qua là các chính sách về giãn, hoãn các nghĩa vụ đóng thuế, đây cũng là biện pháp giúp giảm gánh nặng cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn.
“Đặc biệt là hiện nay đang thực hiện chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, trong đó có quy định dùng ngân sách hỗ trợ 2% lãi suất tiền vay cho những nhóm ngành được ưu tiên, các ngành hướng vào phục hồi. Tôi cho rằng đó cũng là những chính sách giúp doanh nghiệp có thể đỡ gánh nặng về việc tăng lãi suất”, chuyên gia này phân tích.
Giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô
Theo ông Hoàng Văn Cường, để ổn định kinh tế vĩ mô thì giải pháp rất quan trọng liên quan đến lạm phát và tỷ giá. Hai yếu tố này nếu không ổn định, lạm phát và tỷ giá tăng, đồng tiền mất giá thì chúng ta phải có biện pháp để giữ được giá đồng tiền và lạm phát ở mức ổn định.
Nếu để lạm phát tăng cao trong khi đồng tiền mất giá thì rõ ràng những nhà đầu tư sẽ không được hưởng lợi khi dòng tiền đầu tư mất giá trị, dẫn đến họ có thể không đầu tư nữa và sản xuất thu hẹp, từ đó sẽ ảnh hưởng ngay đến tăng trưởng và phát triển, ổn định nền kinh tế.
Do đó, để ổn định kinh tế vĩ mô, các chuyên gia cho rằng Việt Nam phải nghĩ đến chuyện kiềm chế lạm phát và tỷ giá, từ đó có thể duy trì được các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các cân đối khác sẽ được duy trì. Tất nhiên trong bối cảnh hiện nay vẫn phải dùng chính sách tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp như giãn, hoãn các khoản thuế, hay cấp bù lãi suất.
“Nhưng hiện nay cũng có điểm thuận lợi là chúng ta đang duy trì được mức nợ công khá thấp, khoảng 43-44% so với trần cho phép là 60%. Như vậy đang còn dư địa để sử dụng bội chi nhiều hơn, tức sẽ không thu quá nhiều từ doanh nghiệp, và thậm chí có thể có thêm được phần tiền để hỗ trợ. Tôi cho rằng chính sách tài khóa vẫn là chính sách cốt yếu để điều hành nền kinh tế và ổn định vĩ mô”, ông Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.
Về vấn đề việc điều chỉnh lãi suất tại các ngân hàng nên áp dụng đến thời điểm nào? Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, rất khó để nói rằng liệu lãi suất có tăng lên nữa không hay bắt đầu hạ xuống, bởi hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ thị trường.
Chúng ta không thể giữ giá đồng tiền của mình không biến động, trong khi cái đồng tiền khác tăng giá, cũng như không thể giữ tỷ giá không thay đổi, tức phải chấp nhận giá đồng tiền của Việt Nam có thể phải giảm xuống ở một chừng mực nhất định. Nhưng nếu tiền mất giá nhiều cũng dẫn đến ảnh hưởng các nhà đầu tư và người dân.
Ngoài ra, cũng phải chấp nhận tỷ lệ lạm phát ở mức nhất định trong bối cảnh thế giới lạm phát gia tăng để giữ cân bằng cho hoạt động xuất nhập khẩu, bởi nếu để lạm phát quá cao sẽ dẫn đến ảnh hưởng ngay đến đời sống, đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, phải căn cứ vào diễn biến của thị trường thế giới để từ đó điều hành các chính sách trong nước. Khi đồng tiền của các nước bắt đầu không tăng giá, lãi suất cũng được giữ ổn định thì khi đó chúng ta có thể bắt đầu giảm dần tỷ giá xuống. Hay khi cung cầu tiền tệ đã tương đối cân đối thì cũng không nhất thiết phải tăng lãi suất để thu hút quá nhiều dòng tiền nhàn rỗi, bởi tăng lãi suất hiện nay cũng có tác động 2 mặt. Thứ nhất là sẽ hạn chế việc huy động tiền vốn vào những khu vực đầu tư mà không mang lại hiệu quả ngay, thí dụ như đầu cơ bất động sản hay vào những lĩnh vực “đầu tư chậm”. Nhưng tăng lãi suất cũng đồng thời với việc tăng lãi suất huy động, dẫn đến thu hút được tiền nhàn rỗi trong doanh nghiệp và người dân, qua đó giảm lượng tiền mặt trong lưu thông. Đó chính là biện pháp để giảm lạm phát.
“Cho nên tăng lãi suất là một trong những biện pháp để chúng ta giữ cho lạm phát không tăng quá cao, nhưng nếu tăng mạnh lãi suất thì cũng có thể dẫn đến tác động tiêu cực đến phục hồi kinh tế và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, chuyên gia này phân tích.
- ·Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- ·Chủ động đối phó với tình huống xuất hiện những ca nhiễm COVID
- ·Dân quân với đô thị văn minh
- ·Bảo tồn di sản truyện kể bác Ba Phi
- ·Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Binh đoàn 16 tặng 25 bò sinh sản cho hộ nghèo ở Bù Đăng
- ·Thủy điện Thác Mơ trao nhà nghĩa tình đồng đội
- ·Ca mắc COVID
- ·Công bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt Nam
- ·Tân Phước “khát” nước
- ·Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- ·Mặt trận tỉnh tiếp nhận hỗ trợ xe đạp cho học sinh khó khăn
- ·Nhặt được 280 triệu đồng bàn giao công an tìm chủ nhân
- ·Hơn 40 năm đi tìm mộ đồng đội
- ·Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
- ·“Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
- ·Cảnh báo bệnh sốt xuất huyết ở người lớn
- ·Miền Bắc nắng ấm, Nam Bộ có nắng nóng 36 độ C
- ·Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- ·“Gà trống” nuôi 5 con ăn học
- Giúp người dân đi lại an toàn
- Bắt đối tượng lừa đảo chiếm đoạt nhiều mô tô
- Kích thước BMW 330i, so sánh kích thước BMW 330i và BMW 520i
- Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp theo dõi, tháo gỡ khó khăn dự án cao tốc
- Hội thi Cán bộ “Dân vận khéo” khởi động từ quý II
- Thi công mô hình “Thảm an toàn cho học sinh qua đường”
- Hợp tác thanh toán viện phí không dùng tiền mặt
- Giữ gìn bình yên thành phố
- Ngày hội tòng quân năm 2022: Trang trọng và an toàn
- Cà Mau: Nhóm người hành hạ dã man ngư dân nhận án tù