会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả elche】Xuất khẩu dừa vươn xa nhờ chế biến sâu!

【kết quả elche】Xuất khẩu dừa vươn xa nhờ chế biến sâu

时间:2025-01-18 20:57:20 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:848次
Sản xuất thực phẩm chế biến gia tăng giá trị nhờ ứng dụng công nghệ mới Để xuất khẩu bớt “dựa” FDI cần những “sếu đầu đàn” nội Ngành chế biến lương thực,ấtkhẩudừavươnxanhờchếbiếnsâkết quả elche thực phẩm TP Hồ Chí Minh lạc quan về xuất khẩu
Việt Nam có 7.000 ha dừa đã đạt chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu.
Việt Nam có 7.000 ha dừa đã đạt chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu.

Gia tăng giá trị

Những năm gần đây, ngày càng nhiều DN lớn rót vốn vào xây dựng nhà máy chế biến dừa. Cụ thể, vào đầu năm nay, tại Bến Tre, Công ty CP Đầu tư Dừa Bến Tre (BEINCO) đã khánh thành nhà máy chế biến dừa BEINCO với 8 dây chuyền sản xuất hiện đại cho ra 8 dòng sản phẩm gồm: cơm dừa sấy khô, nước cốt dừa, nước cốt dừa đậm đặc, creamer dừa béo đặc, sữa dừa uống có thạch dừa, nước dừa có gas, dầu dừa nguyên chất, nước dừa có cơm dừa.

Cùng với việc đầu tư nhà máy chế biến, BEINCO cũng tập trung phát triển vùng nguyên liệu hữu cơ nhằm ổn định sản xuất và hướng tới sản xuất xanh, thực phẩm sạch, tốt cho sức khoẻ cộng đồng. Đến nay, vùng nguyên liệu của BEINCO đã vươn ra khỏi địa bàn tỉnh và mở rộng sang các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang… Trong đó có 1.200ha dừa đạt chứng nhận sản xuất hữu cơ của Control Union Certification, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cho thị trường Mỹ và châu Âu. Mục tiêu của BEINCO đến năm năm 2025 phát triển 5.000 ha dừa hữu cơ. Hiện tại, sản phẩm của Beinco với thương hiệu Delta Coco đã xuất khẩu tới được hơn 43 quốc gia trên thế giới và xây hệ thống phân phối sản phẩm phủ khắp 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Ngoài BEINCO, ngành dừa Việt Nam còn có sự góp mặt của nhiều tên tuổi lớn như Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới với thương hiệu Vietcoco, Công ty CP XNK Bến Tre (Betrimex) với thương hiệu Cocoxim, Công ty G.C Food, Công ty Green Coco, Công ty Trà Bắc…

Theo các DN, việc đầu tư vào chế biến sâu đã góp phần tạo ra một diện mạo mới cho ngành dừa Việt Nam với hàng trăm sản phẩm có giá trị cao. Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công chia sẻ, trước đây nước dừa chủ yếu được sản xuất làm nước màu để chế biến thực phẩm nên giá trị thấp và đầu ra rất bấp bênh. Trước thực trạng đó, Thành Thành Công thành lập công ty thành viên là Betrimex để chế biến, đóng hộp nước dừa. Theo đó, 90% sản phẩm của nhà máy được xuất khẩu tới nhiều thị trường và hiện Betrimex vẫn là nhà máy sản xuất nước dừa đóng hộp lớn nhất Việt Nam. Mới đây, Betrimex còn sản xuất thêm sản phẩm sữa dừa phục vụ thị trường Hồi giáo tại các nước, vốn không sử dụng sữa có nguồn gốc từ động vật.

Một DN khác trong ngành dừa là Công ty Sokfarm, dù chỉ mới thành lập được khoảng 4 năm nhưng cũng đã tạo được dấu ấn với nhiều sản phẩm chế biến sâu độc đáo. Sokfarm có 7 sản phẩm chế biến từ dừa gồm: nước uống mật hoa dừa, mật hoa dừa cô đặc, đường hoa dừa, giấm mật hoa dừa, mật hoa dừa lên men, nước tương mật hoa dừa và ca cao mật hoa dừa. Mỗi tháng công ty tiêu thụ nguyên liệu từ 15-20 tấn mật tươi để sản xuất ra 3-4 tấn sản phẩm.

Hiện sản phẩm của Sokfarm đã bắt đầu được xuất khẩu sang nhiều thị trường như Đức, Hà Lan, Nhật Bản… và nhận được phản hồi rất tích cực từ người tiêu dùng. Đặc biệt, sản phẩm của Sokfarm còn “được lòng” khách quốc tế nhờ đi đúng xu thế về phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Cụ thể, những diện tích dừa bị nhiễm mặn đã ảnh hưởng tới sản lượng và hương vị của nước dừa. Những sản phẩm chế biến sâu của Sokfarm đã giúp giải quyết được tình trạng này, mang lại sinh kế ổn định cho người nông dân trồng dừa tại Trà Vinh, vốn đang đối mặt với tình trạng nhiễm mặn rất nghiêm trọng.

Vừa trở về từ Hội chợ Thaifex Anuga 2023, ông Nguyễn Diệp Pháp, Phó Tổng giám đốc khối Kinh doanh quốc tế, Thành Viên HĐQT Công ty CP Thực phẩm G.C (G.C Food) vui mừng chia sẻ các khách hàng tại Thaifex đều phản hồi rất tốt về chất lượng và hương vị của thạch dừa của công ty. Đặc biệt, có 2-3 khách hàng từ Trung Đông cho biết sẽ ký kết hợp đồng mua hàng. Kết quả này tiếp tục củng cố sự tăng trưởng của G.C Food bất chấp tình hình chung đang rất khó khăn. Theo đó, trong 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thạch dừa của G.C Food đã đạt được 45 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022. Ông Pháp cho biết, nhu cầu của thị trường đối với thạch dừa còn rất lớn, do đó G.C Food có kế hoạch mở rộng nhà máy thạch dừa lên gấp đôi công suất đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu, tập trung vào các thị trường có lượng tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Đài Loan, Đông Âu, Trung Đông…

Tiềm năng trong xu hướng tiêu dùng xanh

Theo đánh giá của Cộng đồng dừa quốc tế (ICC), dừa Việt Nam có năng suất và chất lượng cao nhất trên thế giới. Ở trong nước, cây dừa được xếp hàng thứ tư trong các cây công nghiệp lâu năm với diện tích trồng lớn, sau cao su, hồ tiêu, điều. Hiện nay, diện tích dừa cả nước đạt khoảng 190.000 ha, tập trung tại các tỉnh Duyên hải miền Trung và ĐBSCL. Trong đó, theo Hiệp hội Dừa Việt Nam, có 7.000 ha dừa đã đạt chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu.

Đặc biệt, các sản phẩm dừa có tiềm năng phát triển rất lớn trong xu hướng tiêu dùng xanh. Chính phủ đã có nhiều chính sách, văn bản chỉ đạo điều hành nhằm thực thi giảm thiểu, thay thế đồ nhựa sử dụng một lần, thúc đẩy tiêu dùng xanh và hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh, phấn đấu đến năm 2025 Việt Nam không sử dụng đồ nhựa một lần. Đây là một lợi thế lớn cho cây dừa và các sản phẩm từ dừa như: đũa, muỗng, đồ gia dụng gia đình, chế biến món ăn, mỹ phẩm…

Công ty TNHH Thủ công mỹ nghệ Kim Bôi đã có thâm niên gần 20 năm khai thác, sản xuất các sản phẩm từ cây dừa, vỏ dừa, gáo dừa phục vụ cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi xây dựng, môi trường, trang trí mỹ nghệ và tiêu dùng... Ông Đặng Quốc Hùng, Giám đốc Công ty Kim Bôi cho biết, các sản phẩm của công ty rất được ưa chuộng tại thị trường các nước phát triển như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Hiện nay sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch mỗi năm hàng trăm ngàn USD.

Ông Hùng cho biết, trước đây, phần vỏ dừa, gáo dừa… hầu như chỉ bỏ đi, gây ô nhiễm môi trường, thậm chí phải tốn nhiều chi phí để xử lý. Việc tận dụng nguồn nguyên liệu này để đưa vào sản xuất không những giúp giảm bớt lượng rác thải ra môi trường cũng như chi phí xử lý mà còn tạo thu nhập cho người dân trong việc thu gom, sơ chế, sản xuất sản phẩm.

Tương tự, Công ty CP Trà Bắc cũng đang sản xuất nhiều sản phẩm từ dừa, trong đó sản phẩm chủ lực là than hoạt tính làm từ gáo dừa dùng trong lọc nước, lọc không khí. Hiện 70% sản lượng sản xuất được xuất khẩu đi các thị trường EU, Nam Mỹ, châu Á với sản lượng khoảng 6.000-6.500 tấn/năm, với mức giá 1.800 USD/tấn.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Huyện, xã tại TP.HCM phải trình phương án sắp sếp trước ngày 25/8
  • Tuần này, Quốc hội quyết nhiều nội dung quan trọng về nhân sự
  • QLTT Nghệ An: Xử lý 2.851 vụ vi phạm, thu phạt gần 11 tỷ đồng
  • Lùi thời gian thông xe toàn tuyến Quốc lộ 3 Hà Nội
  • Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
  • Asian Cup 2022
  • Vốn đầu tư thực hiện của nhiều bộ, ngành giảm mạnh
  • Học viện Tài chính kỷ niệm 45 năm đào tạo hệ đại học vừa làm vừa học
推荐内容
  • Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
  • Đầu tư 20 nghìn tỷ đồng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
  • Liên tiếp thu giữ số lượng lớn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng, vi phạm nhãn
  • Xúc tiến đầu tư vùng đồng bằng sông Cửu Long 2013
  • Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
  • TPHCM miễn phí 5 thủ tục hành chính khi thực hiện trên dịch vụ công trực tuyến