【keo nong da】Ấm no mùa giáp hạt
(CMO) “Dù là mùa nào cái ăn, cái mặc xứ rừng này không có gì đáng lo, mọi người chỉ lo bảo vệ rừng sao cho khỏi cháy”, ông Nguyễn Minh Thành, Ấp 11, xã Khánh Lâm, huyện U Minh chia sẻ khi vừa bước xuống mặt đất từ thang canh lửa.
Đúng như lời ông Thành chia sẻ, cứ mỗi lần về lại U Minh Hạ, chuyện vượt lên đói nghèo, xây dựng cuộc sống mới ở đây luôn làm người nghe nể phục. Dọc theo tuyến 88-25 thuộc khu vực rừng của 2 xã Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời) và Khánh Lâm (huyện U Minh), hai bên đường bê-tông thẳng tắp (rộng 2,5 m được xây dựng cách đây gần 3 năm) là nhiều căn nhà tường mới mọc lên đủ màu sắc, tạo ra diện mạo mới cho vùng quê vốn được xem là "túi nghèo" trước đây.
Bên ấm trà mới pha khói bốc nghi ngút cùng một ít bánh ngọt, vài trái xoài chín, ông Thành vừa mời khách, vừa khoe: “Trái cây hái trong vườn không phân thuốc gì hết, mấy đứa yên tâm. Trong nhà còn nhiều lắm, chuẩn bị cho mấy anh em trực lửa ăn. Mùa này bụng lúc nào cũng phải no để sẵn sàng ứng phó bất cứ tình huống nào”.
Hiện nay, 1 ha rừng mang về thu nhập từ 150-200 triệu đồng. |
Thời gian qua, Trung tâm Giống Khánh Lâm đã lai tạo nhiều giống lúa cho năng suất, chất lượng cao và phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả canh tác của người dân trong lâm phần. |
"Mùa giáp hạt này bà con khó khăn nhiều không chú?". Trước khi trả lời câu hỏi của tôi, ông Thành chỉ tay ra hồ nước bên hiên nhà rồi nói: "Từ khi có nước nối mạng về đến đây, mọi khó khăn cơ bản được trút bỏ. Tuy chưa thể so sánh với nhiều khu vực khác trong tỉnh, nhưng bà con nơi đây đang phát triển từng ngày. Nỗi lo cái ăn, cái mặc mỗi khi vào mùa giáp hạt không còn. Tính ra những hộ gốc ở đây giờ nắm trong tay tiền tỷ hết rồi. Nói thật, giờ nếu được chọn cuộc sống ở đây và thành thị thì tôi chọn ở lại với rừng”.
Quả đúng như những gì ông Thành nói, kể từ khi có đường, có điện và nước nối mạng, đời sống người dân khu vực này đã khác hẳn so với trước. Hai bên tuyến Kênh 25 (thuộc Ấp 11 và Ấp 12, xã Khánh Lâm) không khó để thấy những căn nhà rộng rãi, khang trang, mái lợp tôn, nền lát gạch bông. Đặc biệt, xung quanh nhà là vườn cây ăn trái, cây cảnh, nối tiếp phía sau là bạt ngàn tràm được trồng thẳng tắp trên bờ liếp và những bờ chuối xanh ngút ngàn… “Hiện nay, lo nhất là rừng, mọi người đang tập trung toàn lực để phục vụ công tác phòng, chống cháy”, ông Thành vừa chỉ tay ra dãy rừng gần 10 ha phía sau nhà của gia đình, vừa nói.
Do xuất phát điểm khá thấp, chỉ mới cách đây chưa đầy 10 năm, U Minh được xem là vùng trũng, nhiều hộ vô cùng khó khăn, nhất là vào mùa giáp hạt. Vào những năm 2010, khi ấy thu nhập bình quân đầu người toàn huyện chỉ đạt 15 triệu đồng/người/năm. Không ít hộ phải lâm cảnh cháo rau qua ngày khi vào mùa vụ mới. Thế nhưng, đến cuối năm 2019 thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 46 triệu đồng, tức tăng hơn 3 lần.
Xác định hạ tầng giao thông sẽ là điểm nhấn quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nên huyện tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư. Hiện nay, hệ thống giao thông trên địa bàn đã thông suốt từ huyện đến tỉnh và các huyện lân cận; đặc biệt nhất là hệ thống giao thông nông thôn liên ấp cũng phát triển mạnh trong suốt những năm qua. Từ đó đã vực dậy kinh tế rừng phát triển.
Từ đầu kênh Khai Hoang rẽ vào con đường bê-tông rộng 4,5 m chạy dài theo tuyến T29 đến đầu Kênh 90, nhiều người từng biết đến nơi này giờ không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay. Trên tuyến này có 2 ấp 10 và 11, xã Nguyễn Phích thuộc khu tái định cư, định canh được triển khai từ đầu năm 2004. Ngoài đường, khu vực này còn được đầu tư hệ thống điện lưới quốc gia, trường học, trạm y tế, các trạm cấp nước sạch sinh hoạt... Trước đây, hầu hết các hộ dân được bố trí, sắp xếp trong khu vực này đều là hộ nghèo và đây là khu vực nhiều hộ thường rơi vào tình cảnh thiếu ăn ở những tháng giáp hạt. Tuy nhiên, giờ đã khác, cuộc sống của người dân nơi đây được nâng lên rõ rệt.
Anh Nguyễn Thanh Toàn nhớ lại, trước đây dù được Nhà nước cấp hơn 1,5 ha đất, nhưng do sản xuất thường xuyên bị mất mùa vì ngập úng nên mỗi khi mưa xuống, có ngày cũng phải ăn cháo. Tuy vậy, tình cảnh đó đã trở thành ký ức nhiều năm nay. “Giờ đây thứ gì ngoài vườn cũng kiếm ra tiền, hầm than, chăn nuôi gà, vịt, nhất là cây chuối hiện đang cho thu nhập khá cao... Sau bao năm bám trụ, giờ cũng xây được căn nhà mới, còn xe máy, tivi, tủ lạnh, điện thoại... gần như nhà nào cũng có”, anh Toàn cười mãn nguyện.
Không chỉ nỗ lực trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng, để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích Nguyễn Hồng Biên cho biết thêm, những năm gần đây huyện, xã luôn tìm tòi mô hình mới phù hợp với thực tế địa phương và chuyển đổi hình thức tổ chức sản xuất nhằm nâng cao giá trị đất rừng. Tiêu biểu như xã đã tiến hành quy hoạch lại sản xuất, xây dựng các mô hình điểm hiệu quả, tổ chức hỗ trợ người dân trong phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế…
Sự đa dạng sinh kế trong lâm phần rừng tràm thật sự mang lại hiệu quả ngoài mong đợi. Hiện nay, huyện U Minh là một trong những nơi có rất nhiều mô hình sản xuất kết hợp trên cùng diện tích và Hợp tác xã (HTX) 19/5 (Ấp 20, xã Nguyễn Phích) là một trong những điểm tiêu biểu. Không chỉ có nguồn lợi chính từ cây rừng mà các sản vật dưới tán rừng như mật ong, cá đồng, chuối, cây ăn trái, hoa màu… đã góp phần tạo nguồn thu nhập không nhỏ.
Ông Nguyễn Văn Vững, Giám đốc HTX 19/5, cho biết, có hơn 32 xã viên trong số 40 xã viên của HTX xây dựng được nhà kiên cố, không còn xã viên nghèo, hộ khó khăn. Mục tiêu làm giàu từ rừng đang được hiện thực hoá từng ngày. Mọi người đang dốc hết sức để phòng, chống cháy rừng, bởi đó là tài sản hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng đang bị đe doạ bởi cái nắng quá gay gắt, kênh mương khô hạn.
Có thể thấy, Dự án "Bố trí lại sản xuất và sắp xếp dân cư khu vực rừng tràm U Minh Hạ" của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả. Việc bố trí lại sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên; tách lúa ra khỏi rừng, phát triển toàn diện sản xuất, đời sống Nhân dân được cải thiện nhanh và bền vững. Cuộc khai khẩn đất hoang, cải tạo vùng đất U Minh khắc nghiệt, nhiễm phèn nặng, mùa mưa thì ngập úng, còn nắng thì khô hạn, thiếu nước ngọt… để hình thành các cụm, tuyến dân cư nông thôn mới giữa U Minh Hạ như hôm nay quả là một kỳ tích./.
Nguyễn Phú
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- ·Thêm trên 4.200 ca tử vong; Anh dẫn đầu ca nhiễm mới
- ·Gỡ vướng thiếu hồ sơ nộp tiền thuê đất một lần cho nhiều năm
- ·Kho bạc Nhà nước: Đáp ứng kịp thời nhu cầu chi của khách hàng
- ·Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
- ·Chứng khoán thế giới lao đao trong phiên 12/10
- ·Người mắc COVID
- ·4 bộ họp bàn "giải" thách thức 6 tháng cuối năm
- ·Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Nantes, 01h00 ngày 5/1: Bay vào Top 3
- ·Yêu cầu DNNN báo cáo tình hình sản xuất
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·Nhật Bản: Fast Retailing báo cáo lợi nhuận ròng đạt kỷ lục
- ·Hãy để cố NSƯT Vũ Linh được yên nghỉ
- ·Việt Nam còn 11 ca dương tính với Covid
- ·Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- ·Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID
- ·Lập khu tái định cư cho 10.000 dân tại Nha Trang
- ·Thời tiết ngày 3/7: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa và dông
- ·Nhận định, soi kèo Al
- ·Mỹ: Các nút cổ chai về nguồn cung vốn có thể đang dịu bớt