【ty so cup c1】Khởi công hợp phần kỹ thuật Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng
Sáng 15/1,ởicônghợpphầnkỹthuậtDựánTrungtâmđiệnkhíLNGHảiLăty so cup c1 tại Khu kinh tếĐông Nam Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group cùng các nhà đầu tưđến từ Hàn Quốc gồm Công ty cổ phần Năng lượng Hanwha (HANWHA), Tổng công ty Điện lực Nam Hàn Quốc (KOSPO), Tổng công ty Khí Hàn Quốc (KOGAS) chính thức khởi công hợp phần kỹ thuật dự ánTrung tâm điện khí LNG Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 1 - 1.500 MW.
Có quy mô vốn đầu tư gần 54.000 tỷ đồng (tương đương hơn 2,3 tỷ USD), Dự án điện khí LNG Hải Lăng sẽ sử dụng hơn 120 ha đất và là dự án điện khí lớn nhất tại tỉnh Quảng Trị hiện nay.
Theo kế hoạch, dự án sẽ xây dựng Trung tâm Kho cảng LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 tiếp nhận tàu chở LNG từ 170.000 đến 226.000 m3, công suất tiếp nhận 1,5 triệu tấn LNG/năm và Trung tâm Điện lực Hải Lăng, giai đoạn 1 có công suất phát điện 1.500 MW. Dự kiến, dự án sẽ được đưa vào vận hành thương mại vào năm 2026 - 2027.
Phối cảnh Dự án điện khí LNG Hải Lăng. |
Đánh giá về mục tiêu, hiệu quả của dự án, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group, đại diện cho tổ hợp nhà đầu tư cho biết, với việc áp dụng công nghệ tua bin khí thế hệ mới có hiệu suất phát điện cao đang được sử dụng ở nhiều nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Trung tâm Điện khí Hải Lăng sau khi vận hành sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia khoảng 8,25 tỷ kWh/năm; có thể bù đắp công suất thiếu hụt tức thời cho hệ thống, đặc biệt đặt trong bối cảnh tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió tại khu vực miền Trung đang chiếm tỷ trọng lớn và bị biến động theo thời tiết.
Cùng với việc sử dụng nhiên liệu LNG sạch, dự án sẽ góp phần giảm thiểu những tác động ảnh hưởng đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, bảo đảm các tiêu chí về môi trường theo các công ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.
“Đây sẽ là dự án mang tầm quốc tế với giá trị phát triển bền vững, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; đồng thời đóng góp vào nguồn năng lượng sạch cả nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo đúng cam kết của Chính phủ tại Hội nghị COP26 cũng như thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và quốc tế, trong đó có điện khí LNG”, ông Đỗ Quang Hiển nhấn mạnh.
Đánh giá về vai trò, tầm vóc của dự án, ông Võ Văn Hưng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh, đây là dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Trị, thuộc ngành, lĩnh vực ưu tiên dựa trên lợi thế so sánh của tỉnh là công nghiệp năng lượng. Việc thực hiện dự án sẽ từng bước góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa tỉnh Quảng Trị trở thành Trung tâm năng lượng khu vực miền Trung vào năm 2030.
Với sự có mặt của tổ hợp nhà thầuViệt Nam - Hàn Quốc tại lễ khởi công này chứng tỏ, đây là dự án của liên kết - hội tụ và phát triển. Đặc biệt, trên địa bàn Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị, các dự án lớn đang được mở ra, cùng với việc khởi công dự án năng lượng trọng điểm này, dự án xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đang được khởi động, khi Thủ tướng Chính phủ vừa có chủ trương cho đầu tư.
Đây là những dự án tạo tiền đề, cơ sở quan trọng để xây dựng Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị trở thành một khu kinh tế năng động, hiện đại và hiệu quả, có tầm cỡ trong khu vực Trung Bộ, quốc gia và khu vực ASEAN; là một cửa ngõ giao lưu quốc tế về phía biển Đông của Việt Nam.
Tại lễ khởi công, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận Tổ hợp nhà đầu tư gồm: Tập đoàn T&T Group và các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc: Công ty Cổ phần Năng lượng Hanwha (HANWHA), Tổng Công ty Điện lực Nam Hàn Quốc (KOSPO), Tổng Công ty Khí Hàn Quốc (KOGAS) thực hiện đầu tư dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 - 1.500MW tại Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
Theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp, tổng vốn đầu tư của dự án là 53.668 tỷ đồng, tương đương 2,32 tỷ đô la Mỹ, trong đó vốn góp của Tổ hợp nhà đầu tư để thực hiện dự án là 13.416 tỷ đồng; trong đó: Tập đoàn T&T Group góp 40%, mỗi nhà đầu tư: HANWHA, KOSPO, KOGAS góp 20%.
Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung giai đoạn 1 của dự án vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh, quy mô công suất 1.500 MW, tiến độ vận hành năm 2026 - 2027; các giai đoạn tiếp theo sẽ được xem xét cụ thể trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, giai đoạn 2025-2030 cần xây mới các nhà máy điện chạy khí LNG với tổng công suất 15.000 - 19.000 MW. Đồng thời, trong Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí ở Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 đã xác định rõ sự cần thiết phải xây dựng cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiếp nhận LNG nhập khẩu với khối lượng 1 đến 4 tỷ m3/năm cho giai đoạn 2021 - 2025, tăng lên 6 đến 10 tỷ m3/năm cho giai đoạn 2026-2035. Trong số đó, phần lớn lượng LNG nhập khẩu sẽ sử dụng để sản xuất điện, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…
(责任编辑:Thể thao)
- ·HLV Kim Sang
- ·Khởi tố cặp đôi trộm cắp
- ·Bù Đăng: Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí
- ·Sở Tư pháp xin lỗi vì giải quyết hồ sơ quá hạn
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·3 người bị thương do ngồi nhậu lề đường
- ·Bắt đối tượng cất giấu ma túy trong quần lót
- ·Khởi tố 4 bị can đánh “dằn mặt” đối thủ trong thầu công trình
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·Bất cập trong Luật Giao thông đường bộ
- ·Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến
- ·Án mạng trong gia đình có con riêng của vợ
- ·110 người chết vì tai nạn giao thông
- ·Ôtô chở 4.450 gói thuốc lá lậu
- ·Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- ·Trộm cả ôtô
- ·Quy trách nhiệm người đứng đầu nếu chống buôn lậu thuốc lá kém hiệu quả
- ·Trộm tài sản để “phê” ma túy
- ·Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- ·Kẻ cuồng yêu giết nữ sinh lãnh án tử hình