【tỉ số bàn thắng】Dân nhà giàu châu Á đang bỏ tiền vào đâu?
Báo cáo “Global Family Office Report” công bố kết quả cuộc khảo sát trên 224 công ty gia đình, những công ty đang quản lý tài sản cho những cá nhân hoặc gia đình siêu giàu tại 37 nước trên thế giới với khối tài sản thuộc quyền quản lý lên tới hơn 200 tỷ USD.
“Chúng tôi nhận thấy một nguy cơ kéo dài nhiều năm trên phạm vi toàn cầu đối với hầu hết các công ty gia đình”, Dominic Samuelson, giám đốc Campden Wealth, công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty gia đình này cho biết.
“Những gì chúng ta đang thấy ở châu Á đã bị đảo ngược, một sự di chuyển ngày càng xa khỏi chiến lược tăng trưởng theo chiều hướng cân bằng và đôi lúc bảo thủ”.
Phần lớn các công ty quản lý tài sản hoạt động khá tốt vào năm ngoái. Các công ty ở châu Á ghi nhận tỉ suất sinh lời trung bình 6,3% tính theo USD, đứng thứ hai sau châu Âu là 6,4%. Các công ty ở Singapore thành công nhất khu vực với tỉ suất sinh lời 6,9%.
Số liệu năm ngoái là 7,6% cho các công ty ở khu vực châu Á và 9,8% cho các công ty ở châu Âu. Tuy nhiên, các công ty ở châu Á đang có xu hướng chuyển sang chiến lược an toàn, phân bổ nhiều vốn đầu tư vào các tài sản cố định hơn và thu hẹp khối tiền mặt.
Số tiền mặt trung bình trong danh mục của các công ty tại châu Á chỉ khoảng 431 triệu USD, ít hơn mức trung bình toàn cầu là 806 triệu USD, báo cáo cho biết. Ở phạm vi toàn cầu, các công ty quản lý tài sản đầu tư trung bình 14% danh mục vào trái phiếu năm 2014, trong khi con số này ở châu Á là 16% và ở Bắc Mỹ là 11%.
Năm 2015, khoảng 19% số công ty quản lý tài sản tại châu Á cho biết họ dự định theo đuổi một chiến lược “bảo thủ”, trong khi 54% có một kế hoạch “cân bằng”. Con số này năm ngoái tương ứng là 17% và 50%.
Theo quan điểm của Josep Poon, người đứng đầu bộ phận tài sản siêu giàu tại khu vực Đông Nam Á của UBS, đây là một nghịch lý. Dòng tiền vốn thông minh nhưng bây giờ các nhà đầu tư hiểu biết lại bắt đầu điều chỉnh chiến lược từ tăng trưởng sang cân bằng, rồi cả bảo thủ. “Điều này sẽ khiến lợi nhuận giảm xuống trong thời gian tới”, Poon cho biết.
Sự điều chỉnh chiến lược này được cho là xuất phát từ sự suy giảm tăng trưởng kinh tế trong khu vực, cũng như triển vọng tăng lãi suất tại Mỹ.
Mặc dù các công ty quản lý tài sản vẫn nhận được nguồn tiền từ các doanh nghiệp gia đình nhưng các công ty này vẫn có thể đối mặt với khả năng tăng dư nợ bằng đồng USD do chính các doanh nghiệp gia đình phát hành, mà điều này có thể sẽ làm giảm dòng tiền đổ vào các quỹ, Kevin Tay, trưởng bộ phận đầu tư khu vực châu Á của UBS cho biết.
Ngoài ra còn thêm một lý do khác là các công ty gia đình tại châu Á đang chuyển hướng định vị là các quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân. Các công ty tại châu Á đang phân bổ khoảng 28% doanh mục đầu tư vào các quỹ đầu tư, cao hơn so với con số trung bình toàn cầu là 22%./.
Mai Hương (Theo CNBC)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
- ·Minister fields questions about land, environment issues
- ·President hosts UAE, Mozambican, RoK Ambassadors
- ·NA deputies discuss breakthrough policies for special zones
- ·Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- ·Inspection commissions granted more power to combat corruption
- ·Việt Nam asks China to stop bomber drills in Hoàng Sa
- ·Prime Minister urges better care for workers
- ·Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- ·Inspection commissions granted more power to combat corruption
- ·Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- ·National Assembly discusses notarisation and urban planning
- ·NA fear tax levy might legalise corrupted money
- ·Việt Nam hopes to receive help from Global Environment Fund
- ·Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- ·Condolences to Palestine over casualties in Gaza Strip conflict
- ·National Assembly convenes in Hà Nội
- ·Việt Nam starts building its first submarine rescue ship
- ·Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
- ·14th National Assembly’s fifth session convenes in Hà Nội