【bang xep hang bong da vleague 2023】Người trẻ đã ngán cảnh sống trong “rừng bê tông”
Không gian xanh là yếu tố then chốt
“Rất nhiều người sẵn sàng tới Long Biên để mua nhà,ườitrẻđãngáncảnhsốngtrongrừngbêtôbang xep hang bong da vleague 2023 mặc dù giá bất động sảntại đây không hề rẻ. Nguyên nhân là vì họ mong muốn có được môi trường sống tốt với không khí trong lành, cảnh quan thoáng đãng… Sau 8 tiếng đi làm, họ muốn bản thân cảm thấy thư thái trong 16 tiếng còn lại tại ngôi nhà của mình”, ông Vũ Cương Quyết, CEO Đất Xanh miền Bắc, chia sẻ với Báo điện tử Đầu tư Baodautu.vn.
Quan điểm trên cũng chính là “tiếng lòng” của người trẻ. Theo khảo sát của Batdongsan, không gian xanh là xu hướng được nhóm người 22 - 29 tuổi ưu tiên lựa chọn nhiều nhất. Đa phần các dự ánđáp ứng được tiêu chí trên thường ở khu vực ngoài trung tâm, nơi có quỹ đất rộng.
Yếu tố môi trường sống đã trở thành một tiêu chí quan trọng đối với nhóm khách hàng trẻ. Ảnh: Vinhomes |
Theo ông Vũ Cương Quyết, số lượng khách hàng tìm đến các dự án xanh ngày càng tăng. Trong tương lai, chất lượng môi trường sống sẽ là tiêu chí cao nhất mà người mua nhà đặt ra, nhất là giữa bối cảnh Hà Nội đang là một trong những thành phố ô nhiễm không khí nặng nhất thế giới.
Dẫu vậy, nhiều người ở thế hệ trước thường không đánh giá cao khu vực này do các bất lợi về khoảng cách địa lý. Để thuận lợi cho việc đi học, đi làm, nhiều người đổ xô mua nhà tại nội thành, bất chấp giá bán ở mức cao. Tuy nhiên, trong thực tế, việc di chuyển trong nội đô mới là công đoạn tốn nhiều thời gian nhất.
Anh Trí Phi (27 tuổi, Hà Nội) là người đang sinh sống tại một chung cư ở huyện Gia Lâm và làm việc tại quận Đống Đa. Anh cho biết khoảng cách giữa nơi ở và nơi làm việc của anh là khoảng 18 km và anh thường mất 45 phút để đi hết quãng đường trên.
“Điều đặc biệt là từ nhà tôi tới cầu Vĩnh Tuy khoảng 10 km, đi chỉ mất 15 phút. Trong khi đó, từ cầu Vĩnh Tuy đến phường Ngã Tư Sở chỉ có 8 km nhưng lại mất hơn 30 phút để di chuyển. Vấn đề nằm ở việc tắc đường. Đây là chuyện diễn ra thường ngày ở nội đô nhưng lại hiếm gặp ở ngoại thành”, anh Phi cho biết.
Chia sẻ về lý do mua căn hộ, anh Phi cho biết bên cạnh yếu tố về môi trường, mức giá của các dự án ngoại thành tương đối hấp dẫn, chỉ khoảng 30 triệu đồng/m2. Nếu xét trong khu vực nội đô, rất khó để người mua có thể tìm được căn hộ mới thuộc phân khúc giá trên.
“Bóc tách” tệp khách hàng trẻ
Không còn là những cô cậu sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ Z (những người sinh năm 1997 đến năm 2012) đã bắt đầu đi làm và dần rời khỏi vòng tay của cha mẹ.
Mức độ tìm kiếm bất động sản của các bạn trẻ cũng vì vậy mà tăng lên. Theo khảo sát của batdongsan, nếu trong năm 2021, tỷ lệ này chỉ là 13,7% thì sang năm 2023, con số này đã lên tới 18,7%. Tỷ lệ người trẻ dự định mua bất động sản trong năm tới cũng ở mức cao với 26%, chỉ xếp sau nhóm khách hàng 30 - 39 tuổi (38%).
Những khó khăn mà người trẻ gặp phải trong quá trình tìm mua nhà. Ảnh: Batdongsan |
Dẫu vậy, người trẻ lại cảm thấy khá lúng túng khi đứng trước một mặt hàng có giá trị cao như bất động sản. Khảo sát cho thấy 3 khó khăn lớn nhất mà họ đang gặp phải là kiến thức về thị trường, việc đánh giá quy hoạch, pháp lý và cách lựa chọn môi giới uy tín.
Ngoài ra, giá bất động sản cũng là một chướng ngại không nhỏ. Riêng với phân khúc chung cư tại Hà Nội, hiện giá căn hộ đã tăng 6 - 9% so với quý I/2023.
Trong bối cảnh đó, các chủ đầu tưđã tung ra các chính sách thanh toán hấp dẫn nhắm tới tệp khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu, chưa có tích lũy tài chínhlớn nhưng có thu nhập ổn định. So với năm 2022, khoản tiền mà khách hàng được yêu cầu trả trước đã giảm 5 - 10%. Mức lãi suất hỗ trợ cũng đã giảm từ mức 8 - 10%/năm xuống còn 5 - 7%/năm.
Không chỉ vậy, để phù hợp hơn với khả năng chi trả, người mua nhà tại Hà Nội có xu hướng tìm đến các dự án tại ngoại thành hoặc cận trung tâm. Trong khi đó, các khách hàng tại TP.HCM lại thường tìm đến các căn hộ có diện tích dưới 35 m2 để giảm bớt chi phí.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Di dời' hay 'di rời'?
- ·Thần đồng 10 tuổi đỗ đại học, 12 tuổi nhận đề cử Nobel Hòa bình
- ·Hàng chục nghìn học sinh ở miền Trung chưa thể đến trường
- ·Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
- ·Ngày hội Hangeul năm 2024 – nơi hội tụ và lan tỏa tình yêu với văn hóa Hàn Quốc
- ·Quốc gia nào có đường bờ biển dài nhất thế giới?
- ·11 trường công an xét tuyển bổ sung 2024
- ·NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- ·Đề thi Văn bàn về lối sống 'phông bạt' của giới trẻ gây tranh cãi
- ·Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
- ·Thủ khoa kỳ thi đại học nhưng bị loạt trường từ chối gây chấn động
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Chếnh choáng' hay 'chuếnh choáng'?
- ·Đề xuất hạn chế công khai sai phạm giáo viên, Bộ GD&ĐT lý giải
- ·Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- ·Bài toán siêu khó, chỉ 1% người giải được
- ·Hụt hẫng vì trường đại học yêu thích bỏ hình thức xét học bạ
- ·Đại học Kinh tế quốc dân trao bằng cho hơn 90 tân tiến sĩ 2024
- ·Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- ·Tỉnh duy nhất có đường biên giới cả trên bộ và trên biển với Trung Quốc?