【bảng xếp hạng mexico liga】Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 tầm nhìn đến 2030
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030,ếhoạchthựchiệnQuyhoạchtỉnhLâmĐồngthờikỳtầmnhìnđếbảng xếp hạng mexico liga tầm nhìn đến năm 2050. Đây được xem là một bước đi quan trọng nhằm hiện thực hóa những mục tiêu đã đề ra trong quy hoạch, đưa Lâm Đồng trở thành một tỉnh phát triển khá toàn diện của cả nước.
Theo đó, kế hoạch tập trung vào việc hoàn thiện hệ thống các quy hoạch cấp dưới, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt. Cụ thể: Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, các quy hoạch đô thị, nông thôn, quy hoạch chuyên ngành sẽ được rà soát kỹ lưỡng, loại bỏ những quy hoạch không còn phù hợp, đồng thời bổ sung những quy hoạch mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh; Kế hoạch đề ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết vùng, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Đặc biệt, việc đầu tư phát triển mạng lưới giao thông được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu; Kế hoạch cũng đã xác định rõ các dự án đầu tư công ưu tiên, tập trung vào các lĩnh vực như giao thông, hạ tầng nông thôn, năng lượng, thủy lợi và bảo vệ môi trường.
Trung tâm thành phố Bảo Lộc( tỉnh Lâm Đồng) nhìn từ trên cao. Ảnh: T.H |
Cụ thể, đầu tư phát triển mạnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, ưu tiên đầu tư, nâng cấp và mở rộng các tuyến giao thông liên tỉnh, liên huyện để kết nối giữa các địa bàn trong tỉnh; các tỉnh lộ huyết mạch; các dự án phục vụ kết nối vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm. Tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn có tính kết nối và lan tỏa đối với phát triển kinh tế - xã hội của Lâm Đồng như: Tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (CT27), cao tốc Nha Trang - Liên Khương (CT25), Cao tốc Liên Khương - Buôn Ma Thuột (CT26); Quốc lộ (QL)28, QL28B, QL27, QL27C, QL55, QL55B, QL20; tuyến đường kết nối Cảng hàng không Liên Khương với tuyến cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương; tuyến đường kết nối cảng cạn Đức Trọng; các tuyến đường tỉnh; tuyến vành đai đô thị Đà Lạt, Đức Trọng; tuyến kết nối Liên Nghĩa - Thạnh Mỹ...
Lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu để phát triển hạ tầng nông thôn sẽ được ưu tiên hàng đầu, bảo đảm tất cả các xã có đường giao thông kiên cố đi lại, nâng cấp, cải tạo, đầu tư mới các cơ sở y tế, giáo dục công lập, nâng cấp cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ cho các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ,...
Đẩy mạnh đầu tư các dự án cấp điện phục vụ sản xuất, trọng tâm là các đô thị, khu, cụm công nghiệp, khu, điểm du lịch, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân. Đầu tư phát triển mạnh hệ thống thủy lợi, tưới tiêu, cấp thoát nước, phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi lớn đã được đầu tư, các mô hình thủy lợi nhỏ, phân bổ theo mạng phân tán, phù hợp với địa hình đồi núi, chia cắt ở Lâm Đồng. Ưu tiên đầu tư trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích đặc biệt của quốc gia trên địa bàn và các di tích của tỉnh; các thiết chế văn hóa mang đậm bản sắc vùng Tây Nguyên, các công trình thể thao trọng điểm; Ưu tiên các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các huyện vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, vùng chịu nhiều ảnh hưởng thiên tai, bão lũ. Ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ngân sách nhà nước như là vốn mồi để khai thác tối đa các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác tạo thêm động lực kích thích nền kinh tế.
Ở một diễn biến liên quan, việc thu hút đầu tư tư nhân cũng được khuyến khích, nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển. Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư gồm: hệ thống giao thông, hạ tầng logistics; cảng cạn; hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; chế biến, chế tạo ứng dụng công nghệ cao; các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển nguồn điện; cấp nước sạch; cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; du lịch, thương mại, dịch vụ chất lượng cao, thông tin và truyền thông, chuyển đổi số, ứng dụng điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính công.
Tiếp tục khuyến khích, thu hút các đối tác có thương hiệu toàn cầu, có năng lực tài chính mạnh, có khả năng đầu tư ổn định, lâu dài, có tính liên kết và thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm phụ trợ. Không thu hút các dự án FDI hiệu quả thấp, thâm dụng lao động quá lớn, công nghệ lạc hậu.
Ưu tiên, tạo cơ chế chính sách đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo hình thức PPP để tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm, có sức lan tỏa rộng, tác động lớn tới phát triển kinh tế và các dự án hạ tầng xã hội phục vụ cộng đồng dân sinh thuộc ngành Y tế, Giáo dục...
(责任编辑:Cúp C2)
- ·35 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
- ·Việt Nam proposes Mekong
- ·Việt Nam calls for early completion of ASEAN travel corridor framework
- ·Việt Nam announces contribution of $500,000 to vaccine sharing scheme COVAX
- ·Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
- ·PM praises army’s achievements in first six months of year
- ·VN to closely collaborate with Norway at UN Security Council
- ·Việt Nam pledges to continue contributing to UN mission in South Sudan
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·President Nguyễn Xuân Phúc hosts foreign ambassadors
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Vietnamese, Lao leaders discuss cooperation orientations
- ·Ministry of Finance tops 2020 open budget index rankings
- ·Remarks by PM Phạm Minh Chính at 2021 P4G Seoul Summit
- ·Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- ·Lao Party General Secretary and President to pay official visit to Việt Nam
- ·Việt Nam calls for early completion of ASEAN travel corridor framework
- ·Foreign minister asks Singaporean counterpart for support with exports
- ·Gương mẫu, trách nhiệm
- ·Avoid excessive COVID