【ti le c】“Tri thức may, mặc áo dài Huế” trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
“Tri thức may, mặc áo dài Huế” được ông nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia |
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho hay, hồ sơ này đã được gửi lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch từ hơn 2 năm trước và đến hôm nay việc công nhận trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia là tin vui với những người hoạt động trong nghề may, đo áo dài ở Huế.
Nâng niu, gìn giữ giá trị truyền thống
Theo ông Hải trước đó khi làm hồ sơ đã đề xuất 2 tiêu chí: “Nghề may đo áo dài Huế” và “tập quán sử dụng áo dài của người Huế”.
Tuy nhiên, khi công nhận với cái tên “Tri thức may, mặc áo dài Huế” đã khiến nhiều người băn khoăn. Có thể được giải thích rằng, khái niệm này gói gọn tri thức của một cộng đồng, bí quyết nghề nghiệp về áo dài và mặc áo dài là tập quán.
Trước đó, trong một cuộc trao đổi với Thừa Thiên Huế Online, người đứng đầu ngành văn hóa của tỉnh khẳng định, một khi được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, ngành sẽ tiếp tục tham mưu, báo cáo UBND tỉnh xem xét tiến hành các thủ tục hồ sơ, đăng ký, đệ trình UNESCO xem xét, ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong thời gian sớm nhất.
Ngược dòng lịch sử, theo ông Phan Thanh Hải, năm 1744, sau khi lên ngôi xưng vương ở phủ chính Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã ban hành nhiều chính sách, tổ chức lại bộ máy và đề cập đến việc cải cách triều phục. Chiếc áo dài được chú trọng, trân quý và trở thành trang phục chính của người dân ở vùng đất Đàng Trong, khẳng định tính tự chủ trong văn hóa. Năm 1802, vua Gia Long đã có ý định phải thay đổi phục trang trên toàn đất nước nhưng không thực hiện được. Từ năm 1826 đến năm 1837, chính vua Minh Mạng đã quyết liệt thay đổi trang phục trong cả nước; từ đó, chiếc áo dài được áp dụng rộng rãi và thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Người Huế luôn quan niệm rằng “y phục xứng kỳ đức”. Vì vậy, trang phục áo dài không chỉ thuần túy là chuyện áo quần mà đặc biệt đã được biểu tượng hóa rõ nét hệ chuẩn mực giá trị thẩm mỹ và đạo đức, luân lý của xã hội, gắn liền việc phân định danh phận, vị thế, vai trò cá nhân, giai tầng trong xã hội.
“Áo dài Huế được nhiều đối tượng sử dụng, trước nhất là học sinh, sinh viên, viên chức, thanh niên, rồi cả đến những lớp người trung niên, người giá, phụ nữ làm nghề buôn bán nhỏ ở các cửa hiệu, các chợ... Các cô gái chọn màu áo trắng hay màu tím nhạt, học sinh, sinh viên chọn màu áo dài tím Huế thành màu đồng phục... Tà áo dài trắng, tím cùng với nón bài thơ luôn đi liền với hình bóng người phụ nữ Huế mọi lúc, mọi nơi, trong nhà, ngoài phố”, ông Hải chia sẻ.
Theo ông Hải, sự khác biệt lớn nhất của áo dài Huế so với các vùng, miền khác trong cả nước là được nuôi dưỡng trên nền của một vùng văn hóa từng là kinh đô cuối cùng của triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam. Nơi mà thẩm mỹ trang phục cung đình nhà Nguyễn với những điển chế nghiêm ngặt đã lan tỏa - giao thoa với thẩm mỹ dân gian để tạo nên những dấu ấn riêng biệt trên chiếc áo dài mà không dễ tìm thấy ở những vùng đất khác. Bên cạnh vẻ đẹp thanh lịch và trang nhã truyền thống, chiếc áo dài còn nhắc nhở người mặc về đạo lý làm người, nâng niu, trân trọng, gìn giữ những giá trị truyền thống quý báu của ông cha để lại, tiếp tục phát huy và nâng cao hơn những giá trị tốt đẹp để lưu truyền cho mai sau.
Thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển
Ngày nay, tuy không giữ nguyên nếp cũ, nhưng áo dài của phụ nữ Huế khi ra đường vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất của cả nước. Đàn ông Huế cũng thường sử dụng áo dài trong các hoạt động long trọng của mình như lễ cưới hỏi, giỗ chạp, cúng tế đình miếu, du xuân dịp Tết...
Áo dài Huế lan tỏa ra đời sống cộng đồng |
Nói thêm về các hiệu may đo, theo ông Hải tập trung nhiều ở các vùng Gia Hội - Chợ Dinh, Kim Long, Vĩ Dạ, Phủ Cam... Có thể kể đến những nhà may áo dài Huế nổi tiếng, như Tân Nghiệp, Minh Tân, Mỹ Lệ, Thẩm, Hùng, Đoan Trang, Phúc, Thảo Trang, Viết Bảo, Quang Hòa, Thanh Châu, Xuân Thi, Phương Hoa, Thùy Trang, Cuộc, Trương Anh Hào, Bích Thủy, Hồng Đào, Đan Phương, Tuấn, Minh Tiến, Anh Bảo...
“Các khâu kỹ thuật cắt, may, luôn tà, làm nút đều được các nghệ nhân, thợ may áo dài chăm chút thận trọng. Vì vậy, chiếc áo dài không đơn thuần là sản phẩm may mặc mà là cả một tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng giá trị bản sắc văn hóa Huế”, ông Hải nói.
Áo dài Huế còn là sự kết hợp tổng hợp của các lĩnh vực dệt, may, thêu, hội họa, thiết kế, thời trang, đích thực là một sản phẩm văn hóa, hướng đến là một sản phẩm công nghiệp văn hoá để phục vụ du lịch. Nhiều điểm may, đo, cho thuê áo dài phát triển mạnh trong thời gian qua, từ đó tạo nhiều công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho các nghệ nhân và người lao động.
Đáng chú ý, từ đầu năm 2023, tỉnh đã phê duyệt đề án “Huế - Kinh đô áo dài”. Một trong những mục tiêu quan trọng của đề án này là bảo tồn và phát huy giá trị tri thức may, mặc áo dài Huế. Đây là tiền đề để triển khai có hiệu quả hoạt động quảng bá, tôn vinh áo dài Huế, thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển, khẳng định áo dài Huế trong cộng đồng quốc tế, hướng đến phát triển thương hiệu Huế - Kinh đô áo dài.
Ông Hải cho rằng, tỉnh đang thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa một cách bền vững và áo dài thực sự là một ngành nghề thủ công đặc biệt để tạo nên những sản phẩm ấn tượng.
“Việc phát triển thương hiệu áo dài Huế ra nước ngoài không chỉ đơn thuần là kinh doanh mà còn là kênh quảng bá văn hóa truyền thống hữu hiệu nhất. Đồng thời, áo dài cũng là vật phẩm lưu niệm đầy ý nghĩa dành cho khách du lịch quốc tế và những người yêu văn hóa Việt, là niềm tự hào và hãnh diện của người Việt Nam khi giới thiệu đến bạn bè thế giới”, ông Hải khẳng định khi áo dài được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia với tên gọi “Tri thức may, mặc áo dài Huế”.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·SHB dành tặng phái đẹp nhiều ưu đãi hấp dẫn nhân ngày 8/3
- ·Giảm quá tải bệnh viện từ y tế cơ sở
- ·Ba kịch bản cho Ukraine giữa lúc phản công bị ngưng trệ
- ·Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- ·Nghệ An: Bắt giữ 17 cá thể nhím, cầy hương trên xe khách
- ·Nga cải thiện vị trí trên hướng Avdiivka, tập kích sân bay gần thủ đô Kiev
- ·“Duyên nợ” với bệnh nhân lao
- ·Yahoo xác nhận hơn 1 tỉ tài khoản đã bị đánh cắp năm 2013
- ·Đề xuất thành lập các trung tâm điều phối ghép tạng theo vùng
- ·Cách nhận biết iPhone có dùng SIM ghép hay không
- ·Tỷ giá hôm nay (21/3): Tiếp đà giảm giá, USD trung tâm giảm thêm 2 đồng
- ·Giá heo hơi hôm nay ngày 18/5/2024: Tăng cao nhất 2.000 đồng/kg
- ·Đề phòng tấn công, Niger đặt binh lính ở trạng thái cảnh giác tối đa
- ·Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- ·Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga phá hủy cứ điểm của Ukraine gần Soledar
- ·Thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn của Công ty Hoàng ZN
- ·Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga phá hủy cứ điểm của Ukraine gần Soledar
- ·Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
- ·Hỗ trợ quà cho hai người nhiễm H có hoàn cảnh khó khăn