【keo nha ai】WB: Việt Nam có dư địa vững vàng để vượt qua khủng hoảng
Tăng trưởng kinh tế có thể giảm còn 4,ệtNamcódưđịavữngvàngđểvượtquakhủnghoảkeo nha ai9% hoặc hơn
Các chuyên gia của WB cho rằng, trong điều kiện hội nhập sâu với nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Các ngành chế tạo chế biến, du lịch và vận tải suy giảm đột ngột trong 2 tháng đầu năm 2020. Việt Nam đã bắt đầu “nếm đòn” từ sự biến động khôn lường của nền tài chính toàn cầu hiện nay, giá cổ phiếu tụt dốc, độ rủi ro tín nhiệm quốc gia tăng lên và dòng vốn đầu tư suy giảm.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng của WB Việt Nam Jacques Morisset, Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều nhất ở khu vực kinh tế đối ngoại. Khu vực này bị ảnh hưởng 2 lần từ tác động tiêu cực lên Việt Nam và từ các nước trên thế giới.
Dưới tác động của Covid-19, cán cân thương mại của Việt Nam đang chịu tác động tương đối lớn do sự suy giảm xuất khẩu, nhập khẩu và xu hướng này sẽ tiếp diễn trong các tháng tới. Ngoài ra, các dòng vốn FDI trong những tháng tới cũng sẽ tiếp tục giảm xuống do các nhà đầu tư bị ảnh hưởng của Covid-19.
Vị thế kinh tế đối ngoại được dự báo sẽ xấu đi trong năm 2020 chủ yếu do suy giảm về xuất khẩu dịch vụ (du lịch) và dòng vốn FDI đổ vào ít hơn. Bội chi ngân sách tạm thời tăng lên trong năm 2020 do thu ngân sách thấp hơn và do triển khai gói kích cầu tài khóa nhằm phần nào bù đắp tác động tiêu cực của đại dịch toàn cầu với nền kinh tế Việt Nam.
Trong mấy tháng đầu năm 2020, áp lực lạm phát vẫn tồn tại do giá lương thực và thực phẩm ở mức cao dịp cuối năm kết hợp với khả năng hàng hóa thiếu hụt do những biện pháp hạn chế thương mại nhằm ứng phó Covid-19. Áp lực lạm phát dự báo sẽ tăng lên tạm thời, phản ánh bất định về giá lương thực, thực phẩm và nhiên liệu, cũng như khả năng bị gián đoạn thương mại.
Trong điều kiện nhiều hộ gia đình hiện nay sinh sống phụ thuộc vào lương, kể cả ở các vùng nông thôn, suy giảm trong các ngành du lịch, khách sạn và nhà hàng, sản xuất và chế biến có thể tạm thời làm tăng tỷ lệ nghèo trong nửa đầu năm 2020.
Theo WB, triển vọng trong trung hạn của Việt Nam nhìn chung thuận lợi, nhưng đang xuất hiện nhiều rủi ro theo hướng suy giảm, gắn với tác động bất lợi lớn kéo dài của dịch Covid-19, sức cầu bên ngoài yếu đi và những cải cách cơ cấu chưa hoàn tất. Những rủi ro khác trong ngắn hạn là hoạt động kinh tế và dòng chảy thương mại toàn cầu tiếp tục suy giảm do Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở cửa nhất hiện nay trên thế giới.
Trên cơ sở như vây, WB đã đưa ra những dự báo về các chỉ số vĩ mô của kinh tế Việt Nam. Cụ thể với kịch bản 1 - nền kinh tế phục hồi sớm (vào khoảng quý III trở đi), dịch bệnh kết thúc sớm thì kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng trở lại và tăng trưởng GDP 2020 đạt khoảng 5 % (4,9%.) Kịch bản 2, nếu dịch bệnh kéo dài đến cuối năm, kinh tế trong nước và ngoài nước phục hồi chậm, tăng trưởng GDP sẽ chỉ ở mức dưới 2% (1,9%).
kinh tế Việt Nam vẫn tạm thời đứng vững trước các cú sốc bên ngoài trong mấy tháng đầu năm 2020
Theo ông Jacques Morisset, mặc dù Việt Nam vẫn có nguy cơ đáng kể với dịch Covid-19 và những xáo trộn hiện nay trên thị trường tài chính toàn cầu, nền kinh tế vẫn tạm thời đứng vững trước các cú sốc bên ngoài trong mấy tháng đầu năm 2020.
Cụ thể, GDP quý I có giảm nhưng tốc độ 3,8% này vẫn rất tốt so với các quốc gia Đông Nam Á cũng như quốc gia khác trên thế giới. Trong hai tháng đầu năm, xuất khẩu tăng trưởng 8%, dòng vốn FDI đổ vào lên đến 2,5 tỷ USD, ngành bán lẻ tăng trưởng 5,4%. Điều này chứng tỏ sức chống chịu của nền kinh tế của Việt Nam tốt, đặc biệt là ở các ngành chế tạo, chế biến, xây dựng. Bên cạnh đó, đầu tư công đã tăng, bù đắp được đầu tư từ khu vực tư nhân sụt giảm. Ngoài ra, khu vực tài chính đã chống chọi rất tốt khi tăng trưởng tín dụng vẫn tăng 3 lần so với tăng trưởng kinh tế.
Ông Jacques Morisset cho rằng, với dư địa chính sách trong tay, Việt Nam đang ở vị thế vững vàng để vượt qua khủng hoảng về y tế và kinh tế đang diễn ra. Đồng thời, Việt Nam đang có vị thế vững chắc để hưởng lợi từ nhiều hiệp định thương mại tự do sắp có hiệu lực trong giai đoạn dự báo.
Trong ngắn hạn, dịch Covid-19 có thể tạo ra tác động bất lợi tăng thêm cho nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong các ngành du lịch, chế tạo và chế biến hiện phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế toàn cầu. Tác động ngắn hạn đến nền kinh tế Việt Nam có thể lớn nhưng không kéo dài nếu như dịch bệnh được kiềm chế nhanh chóng, tương tự các đợt dịch bệnh trước đây.
Trong thời gian tới, Việt Nam có thể quản lý được những rủi ro bên ngoài nêu trên bằng cách đa dạng hóa thị trường thương mại và cải thiện năng lực cạnh tranh của mình. Tuân thủ theo các hiệp định thương mại thế hệ mới, ví dụ như EVTFA, là cách để Việt Nam hỗ trợ cho nỗ lực đó.
Biến động toàn cầu tăng lên càng cho thấy nhu cầu phải duy trì chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh, bao gồm triển khai những cải cách cơ cấu theo kế hoạch, ví dụ như doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, thách thức đặt ra là vừa phải thúc đẩy tiến trình đó vừa phải duy trì một xã hội công bằng ở mỗi địa phương và giữa các khu vực trong cả nước, trong điều kiện tỷ lệ nghèo đang giảm nhanh nhưng vẫn tập trung ở một số địa bàn và ở các nhóm dân tộc thiểu số./.
Thảo Miên
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ngày 25/3 sẽ khôi phục dung lượng Internet qua cáp Liên Á
- ·Chủ tịch Quốc hội: Giữa được việc và không muốn làm mất lòng, tôi chọn được việc
- ·Nam thanh niên nhập viện vì nhét dị vật vào ‘của quý’ để tạo khoái cảm
- ·Hà Nội mưa rét 'cắt da cắt thịt', người dân chật vật vượt tắc đường
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- ·Kiến nghị điều chỉnh tăng hơn 900 tỷ đồng dự án cao tốc Mỹ Thuận
- ·Công trường nhà ga sân bay Long Thành sáng rực giữa đêm, hình hoa sen dần rõ nét
- ·TP.HCM ngập tràn không khí Tết, giới trẻ tranh thủ check
- ·Đã sửa xong cáp quang biển APG, 100% lưu lượng được khôi phục
- ·3 thợ lặn mất tích sau tiếng nổ lớn, một phần thi thể tìm thấy trên cành cây
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·Trung tướng Tô Ân Xô: Qua vụ FLC, ngân hàng SCB, thị trường chứng khoán tốt lên
- ·Nắng mưa thất thường, nhà vườn ‘đau đầu’ ngăn mai vàng bung nụ sớm
- ·Hàng ngàn du khách tham quan Lễ hội Tết Việt 2024
- ·Gương mẫu trong giữ gìn an ninh, trật tự
- ·Cô gái bị nhóm tín dụng đen ép ký giấy vay nợ 1,8 tỷ đồng thay bạn trai
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Không khí lạnh tăng cường trở lại, trời mưa rét
- ·Dự báo thời tiết 9/1/2024: Nắng ấm bùng lên trước khi không khí lạnh tăng cường
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·Dự báo thời tiết ngày 19/1/2024: Hà Nội bừng nắng ấm trước đợt mưa, rét đậm