【tỷ lệ nhà cái 88】Mỹ vẫn giàu hơn Trung Quốc trong 50 năm tới
Ông Simon Baptist, nhà kinh tế trưởng của Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc tập đoàn The Economist (Anh), nhận định nước Mỹ vẫn sẽ giàu hơn Trung Quốc trong 50 năm tới hoặc lâu hơn nữa - rất lâu sau khi nền kinh tế hàng đầu châu Á dự kiến sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chuyên gia Baptist cho rằng, rất khó để Trung Quốc đạt được mức GDP bình quân đầu người ngang với Mỹ - đây là thước đo sự giàu có của EIU, trong ít nhất 50 năm tới. GDP bình quân đầu người đo lường sản lượng của một nền kinh tế trên mỗi người dân, và là thước đo chung về sự thịnh vượng.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính GDP bình quân đầu người của Trung Quốc trong năm 2020 là hơn 10.582 USD, chưa bằng 1/6 so với mức trên 63.051 USD của Mỹ.
Theo ông Baptist, GDP danh nghĩa tính theo USD của Trung Quốc dự kiến sẽ vượt Mỹ vào khoảng năm 2032 và Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thời điểm này được đẩy nhanh từ dự báo trước đó (năm 2034) do đại dịch COVID-19.
Trung Quốc đã phục hồi mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng kinh tế do COVID-19 gây ra. Đây là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng vào năm ngoái, với tăng trưởng GDP đạt 2,3%. Ngược lại, nền kinh tế Mỹ giảm 3,5% vào năm 2020 so với một năm trước, theo ước tính của Cục Phân tích Kinh tế.
Chuyên gia Baptist cũng nói thêm, quy mô kinh tế Mỹ rồi sẽ nhỏ hơn Trung Quốc bởi dân số của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều.
Dự báo của ông Baptist có phần thận trọng hơn những đánh giá khác. Helen Qiao, trưởng bộ phận kinh tế châu Á tại Bank of America Global Research, khi trả lời phỏng vấn của CNBC trong tháng trước, cho rằng quy mô kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào khoảng năm 2027-2028.
Theo nhà kinh tế Baptist, Trung Quốc sẽ trở thành “một cường quốc rất lớn khác” bên cạnh vị trí của Mỹ trên bàn cờ thế giới. Việc nước nào mạnh hơn phụ thuộc vào nơi nào họ sử dụng sức mạnh đó.
Chuyên gia này chỉ ra rằng, tại châu Á, Mỹ khó có thể tiếp tục là quốc gia hùng mạnh nhất từ nay đến những năm 2030, nhưng vị thế của Mỹ và Trung Quốc sẽ vẫn ngang nhau trong một thời gian khá dài.
Châu Á đã nổi lên như một chiến trường quan trọng trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung đang diễn ra. Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị trong khu vực khi nước Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump dường như đang rút lui.
Ngược lại, tân Tổng thống Joe Biden đã ưu tiên châu Á trong chính sách đối ngoại của mình. Ông Biden đã lựa chọn một số chuyên gia về châu Á nổi tiếng trong chính quyền của mình.
Trong các sự kiện tiếp xúc nước ngoài đầu tiên trên cương vị tổng thống, ông cũng đã hội đàm trực tuyến với các nhà lãnh đạo của Nhật Bản, Ấn Độ và Australia./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tỷ giá hôm nay (6/1): Đồng USD trên thị trường “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
- ·Giá cà phê, cao su khó lập đỉnh mới
- ·Diễn đàn Thanh niên Công Thương với các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
- ·Yêu cầu đàn ông trên phố sờ ngực mình, nữ người mẫu Ah In đối diện án tù
- ·Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- ·Ngày 11/7: Giá gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm, lúa ổn định
- ·Ngày 26/6: Giá heo hơi đi ngang trên diện rộng
- ·Doanh nghiệp hiểu đúng để gia tăng xuất khẩu vào thị trường Anh
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Phương án tăng giá vé xe buýt có trợ giá tại Hà Nội từ ngày 1/7/2024
- ·Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- ·Hiệp định EVIPA: Bảo hộ đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam và EU
- ·Hạn cuối nộp Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước
- ·Hội nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính ASEAN lần thứ 24
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·ASEAN 2023 tận dụng lợi thế để hiện thực hóa các mục tiêu
- ·Mở cửa thị trường xuất khẩu chanh và bưởi của Việt Nam sang New Zealand
- ·Ngày 29/6: Giá lúa gạo thị trường trong nước ổn định, gạo xuất khẩu chào bán giá thấp
- ·Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
- ·Giá nông sản và năng lượng đồng loạt suy yếu