【các trận giao hữu hôm nay】Cửu Long CIPM: Nòng cốt xây dựng phát triển hạ tầng giao thông phía Nam
Cửu Long CIPM là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do Bộ giao thông vận tải (GTVT) làm chủ sở hữu,ửuLongCIPMNòngcốtxâydựngpháttriểnhạtầnggiaothôngphícác trận giao hữu hôm nay hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và chuyên thực hiện đầu tư, quản lý dự án và khai thác hạ tầng giao thông các tỉnh, thành phố phía Nam.
Thực hiện hàng loạt dự án giao thông lớn phía Nam
Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Cửu Long CIPM Phạm Hồng Quang, qua hơn 20 năm hoạt động, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận trước đây và Cửu Long CIPM ngày nay đã quản lý thực hiện thành công nhiều dự án lớn, trọng điểm với nhiều nguồn vốn khác nhau như: Cầu Mỹ Thuận (Úc); đường Xuyên Á (ADB); cầu Cần Thơ (JICA); đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương (ngân sách ứng trước); Quốc lộ 14, 51 (ngân sách), đường Nam Sông Hậu, Tuyến N2 (trái phiếu chính phủ), Đường hành lang ven biển phía Nam (ADB và EDCF); … và hiện đang tiếp tục thực hiện các dự án như: cầu Vàm Cống (EDCF), cầu Cao Lãnh, tuyến nối cầu Cao Lãnh – Vàm Cống (ADB và Úc). Tuyến Lộ Tẻ- Rạch Sỏi (EDCF)... , các dự án đều đang thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ và an toàn.
Năm vừa qua 2016, dù khó khăn chung về vốn xây dựng cơ bản (XDCB), tổng công ty đã tổ chức quản lý và triển khai các dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn và kết quả giải ngân cả năm đạt 4.373 tỷ đồng, vượt kế hoạch (bao gồm cả phần vốn bổ sung cho một số dự án).
Cũng theo ông Phạm Hồng Quang, bên cạnh việc triển khai thi công các công trình trọng điểm quan trọng, Cửu Long CIPM cũng đặc biệt quan tâm đẩy mạnh công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa và hiện đang ở bước xác định giá trị doanh nghiệp và xây dựng phương án cổ phần hóa. Đề án tái cơ cấu đã được trình Bộ GTVT với mục tiêu sau tái cơ cấu sẽ hình thành một doanh nghiệp mạnh và đủ điều kiện thực hiện đầu tư phát triển các dự án hạ tầng giao thông khu vực phía Nam, đặc biệt là hệ thống đường bộ cao tốc theo kế hoạch chung của ngành GTVT.
Tích cực tìm kiếm nguồn vốn xã hội hóaÔng Phạm Hồng Quang cũng cho biết thêm, ngoài các dự án kể trên, Bộ GTVT cũng đã giao và Cửu Long CIPM đang chuẩn bị, chủ động tìm kiếm, kêu gọi, đề xuất các nguồn vốn ngoài ngân sách để triển khai các dự án xây dựng dự án lớn, có tầm ảnh hưởng khu vực như: Tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ đi qua địa phận tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp; Vị Thanh – Bạc Liêu qua địa phận tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu; Tuyến Mỹ An - Cao Lãnh thuộc dự án Kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mekong (trong đó các dự án thành phần là cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống và các tuyến nối đang được thi công về đích trong 2017); Dự án thành phần 4 thuộc dự án đường Hành lang ven biển phía Nam, đoạn nối từ khu Khí - Điện - Đạm thuộc tỉnh Cà Mau đến QL1; Dự án đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm cả Dự án thành phần Tân Vạn – Nhơn Trạch) qua các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An và thành phố Hồ Chí Minh); Dự án cao tốc Phú Mỹ - Vũng Tàu…
“Cửu Long CIPM đang tiến hành huy động mọi nguồn lực hỗ trợ để đẩy nhanh dự án, đặc biệt là nguồn vốn ODA Nhật Bản, vì đây là quốc gia đứng đầu về cung cấp nguồn vốn ODA cũng như đầu tư tại Việt Nam; qua đó đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu giao thông tại Việt Nam nói chung và các tỉnh thành phía Nam nói riêng”, ông Phạm Hồng Quang nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật, Cửu Long CIPM có đội ngũ lãnh đạo nhiệt huyết, năng động đã từng triển khai nhiều dự án giao thông trọng điểm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam. Hiện tại, những dự án Cửu Long CIPM đang thực hiện như cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh là trọng điểm kết nối vùng đồng bằng sông Mê Kông. Vì vậy đơn vị phải triển khai thực hiện tốt nhất và hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng để ghi dấu ấn thương hiệu; phải rà soát, quyết liệt đảm bảo tiến độ vì đây là những công trình trọng điểm quốc gia. Các dự án đang thực hiện năm 2017 cần tập trung toàn bộ nhân lực để triển khai, đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên.
Bên cạnh đó, Cửu Long CIPM cũng cần phải tái cơ cấu mạnh mẽ, đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ công việc; cần thiết cần phải thuê các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm để tiến trình tái cơ cấu đảm bảo đúng kế hoạch; xây dựng cơ chế quản lý điều hành phù hợp để tạo động lực phát triển.
Công trình cầu Cần Thơ, tại thời điểm hoàn thành (năm 2010) được xem là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á. Được xây dựng từ năm 2004 bằng nguồn vốn vay ODA Nhật Bản với tổng mức đầu tư khoảng 4.832 tỷ đồng, tỷ giá năm 2004 (khoảng 37 tỷ Yên Nhật) đây là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Cầu được khánh thành vào tháng 4/2010, góp phần to lớn trong sự phát triển của khu vực ĐBSCL. Ngoài ra, đây là công trình quan trọng nhất trong các dự án hợp tác vốn ODA giữa Nhật Bản và Việt Nam, đóng góp không nhỏ vào mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Trí Dũng
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- ·Tăng tốc tiêm vaccine COVID
- ·Tập đoàn Palisades (Hoa Kỳ) giới thiệu dự án The Liddel tại Việt Nam
- ·Công ty Gia Cư ra mắt nhà mẫu dự án PiCity Thạnh Xuân
- ·Nam shipper không cứu được cháu mình trung vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid
- ·Giới đầu tư chuộng đất nền thương mại Cần Giuộc – Long An
- ·Không gian sống tích hợp, xanh ngắt: Hiện tượng hay xu thế?
- ·Nhận định, soi kèo Atromitos vs Asteras Tripolis, 00h30 ngày 6/1: Trên đà hưng phấn
- ·Số ca sốt xuất huyết tại Bình Dương có xu hướng giảm
- ·Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
- ·New City Phố Nối – tiên phong trong làn sóng đầu tư bất động sản công nghiệp
- ·Lộ danh tính cư dân căn hộ “triệu đô” giữa trung tâm Sài Gòn
- ·Ngày 19/8: Số ca mắc mới COVID
- ·Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023
- ·Đi tìm dự án dậy sóng thị trường bất động sản Hưng Yên
- ·Legend Mansion – Men say tinh túy của cảm xúc
- ·Bình Dương cần thêm 500 liều vắc xin Moderna
- ·Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- ·Đẩy nhanh tiến độ dự án Khai Sơn Town