【nhận định tunisia】WTO nâng dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cơ sở để các chuyên gia của tổ chức này đưa ra con số dự báo lạc quan trên là nhờ sự gia tăng trở lại của các hoạt động thương mại trên thế giới trong năm 2021 sau một năm đình trệ nghiêm trọng do đại dịch COVID-19, đặc biệt rơi xuống mức thấp tồi tệ trong quý II/2020. Tuy nhiên, cơ quan có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) này vẫn cảnh báo nguy cơ đà phục hồi của thương mại toàn cầu chững lại do chịu tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 và các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng.
Các chuyên gia của WTO cho rằng, các vấn đề từ phía cung ứng như khan hiếm chất bán dẫn và hàng hóa tồn đọng tại các cảng biển có thể làm căng thẳng chuỗi cung ứng, nhưng không có khả năng tác động lớn đến đà phục hồi nói chung của kinh tế toàn cầu. Theo họ, rủi ro lớn nhất đe dọa sự phục hồi của thương mại vẫn chính là đại dịch COVID-19.
Tổng Giám đốc WTO, bà Ngozi Okonjo-Iweala khẳng định, thương mại là một công cụ quan trọng trong nỗ lực chống đại dịch và sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế đã cho thấy tầm quan trọng của thương mại trong thúc đẩy khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine phòng COVID-19 đang làm trầm trọng thêm sự phân hóa kinh tế giữa các khu vực trên thế giới.
Theo Tổng Giám đốc WTO, tình trạng bất bình đẳng này kéo dài sẽ kéo theo nguy cơ xuất hiện thêm nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn, đe dọa nỗ lực kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và gây tổn hại những tiến bộ kinh tế mà thế giới đạt được.
Cũng trong dự báo mới này, WTO cho rằng kim ngạch thương mại thế giới trong năm 2022 sẽ đạt mức tăng trưởng 4,7%, tức tăng 0,7% so với dự báo trước đó với mọi hoạt động thương mại sẽ dần quay trở lại mức vào thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thương mại toàn cầu trong năm 2020 đã giảm 5,3%. Ở thời điểm hiện tại, mặc dù các hoạt động kinh tế ở nhiều nước đã được khôi phục khi các nước đã gỡ bỏ các biện pháp hạn chế để phòng dịch, tuy nhiên mức độ phục hồi chưa thể đạt được mức trước khi dịch bệnh bùng phát do gặp nhiều thách thức liên quan đến nguồn nhân lực, chuỗi cung ứng,.../.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Cơ chế đủ rộng nhưng tín dụng tiêu dùng vẫn tăng chậm, nợ xấu ở mức cao
- ·Cuộc chiến với Trung Quốc sẽ khiến kinh tế Mỹ tổn thất 1.000 tỷ USD
- ·Gõ cửa thăm nhà tập 119: Người mẹ lên truyền hình nhắn nhủ thông gia khiến nhiều người xót thương
- ·Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- ·Nông dân trồng đậu tương Mỹ mắc kẹt trong thương chiến với Trung Quốc
- ·Hàn Quốc thử nghiệm xe buýt tự lái sử dụng mạng 5G
- ·Apple và các thương hiệu xa xỉ đua nhau hạ giá sản phẩm tại Trung Quốc
- ·Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- ·IMF: Nợ gia tăng, rủi ro tín dụng khiến kinh tế toàn cầu dễ tổn thương
- ·Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- ·5 nhóm hàng xuất khẩu “tỷ đô” sang Nhật Bản
- ·Xuất khẩu lao động
- ·Mối nguy từ việc tăng lương cho dân văn phòng Hàn Quốc
- ·Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
- ·Bé 3 tuổi bị chó hoang tấn công, sống xót kỳ diệu nhờ được chó nhà cứu
- ·Hòn Thơm, Phú Quốc
- ·Ngôi nhà tiền tỷ ẩn dưới túp lều thô sơ hút khách du lịch
- ·Quốc lộ nối Đà Lạt
- ·Nợ hộ gia đình tại Hàn Quốc chạm mức cao kỷ lục trong năm 2018