【kq cagliari】Xuất khẩu rau quả cán mốc 5 tỷ USD
Trung Quốc chiếm 65,ấtkhẩurauquảcánmốctỷkq cagliari3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả Kim ngạch xuất khẩu rau quả và gạo tăng tỷ USD |
Kim ngạch xuất khẩu rau quả 5 năm gần đây.Biểu đồ: T.Bình. |
Vượt xa dự báo
Theo thống kê sơ bộ cập nhật của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 11 (1-15/11), kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 187,74 triệu USD.
Kết quả trên nâng kim ngạch tính từ đầu năm đến 15/11 lên con số 5 tỷ USD, tăng hơn 2,06 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, dù chưa hết năm nhưng kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Cập nhật theo thị trường của Tổng cục Hải quan hết tháng 10, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất, đạt kim ngạch 3,19 tỷ USD, tăng 165%, tương ứng tăng 1,98 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước và chiếm 66% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của cả nước trong cùng thời điểm. |
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết, trong lịch sử ngành rau quả, chưa năm nào có kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ USD.
“Năm đạt kim ngạch cao nhất là 2019 cũng chỉ hơn 3,7 tỷ USD. Sau đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên kim ngạch các năm sau giảm và năm 2022 chỉ đạt gần 3,4 tỷ USD. Năm nay, lúc đầu Hiệp hội cũng chỉ dự báo kim ngạch cả năm khoảng 4 tỷ USD. Nhưng chưa hết tháng 11 đã đạt con số 5 tỷ USD, đây cũng là mục tiêu đặt ra cho ngành rau quả vào năm 2025. Như vậy, ngành rau quả đã cán đích sớm 2 năm về mục tiêu kim ngạch xuất khẩu”, ông Đặng Phúc Nguyên nói.
Về nguyên nhân đạt kim ngạch xuất khẩu ấn tượng nêu trên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, có nhiều yếu tố quan trọng. Đó là, trình độ sản xuất, trồng trọt, chế biến của người dân, doanh nghiệp được nâng cao; người dân, doanh nghiệp tăng cường áp dụng công nghệ cao vào trồng trọt, chế biến, tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap…
Nguyên nhân quan trọng khác là Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua việc ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương. Cùng với đó là các cơ quan chức năng đẩy mạnh xúc tiến, mở rộng thị trường, thúc đẩy các giải pháp tạo thuận lợi thương mại…
“Sự mở đường của các cơ quan nhà nước đã kéo người dân, doanh nghiệp đi theo và thực hiện trồng trọt, sản xuất, chế biến các sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới. Nếu không có sự mở đường đó, dù có làm ra sản phẩm tốt cũng không biết tiêu thụ ở đâu”, ông Đặng Phúc Nguyên chia sẻ.
Về cơ cấu sản phẩm, ngoài việc tăng trưởng ấn tượng của sầu riêng với kim ngạch năm 2023 có thể đạt 2,5 tỷ USD, còn có sự đóng góp của các mặt hàng quan trọng khác như: thanh long, mít, chuối, chanh leo, xoài…
Theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, mặt hàng mít cũng có sự tăng trưởng ấn tượng khoảng 40% so với kim ngạch cùng kỳ 2022 và là một trong những mặt hàng xuất khẩu “trăm triệu đô” của lĩnh vực rau quả.
Với kết quả đạt được đến nay, ông Đặng Phúc Nguyên dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 đạt trên 5,5 tỷ USD.
Sở dĩ ông Nguyên đưa ra con số khiêm tốn này so với đà tăng mạnh mẽ từ đầu năm, vì từ nay đến cuối năm, lượng sầu riêng được thu hoạch còn ít trong khi đây là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.
Còn nhiều dư địa
Về triển vọng xuất khẩu rau quả trong năm 2024, ông Đặng Phúc Nguyên phân tích, dù dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn đối mặt nhiều khó khăn, nhưng ngành hàng rau quả lại có nhiều dư địa để hướng tới kim ngạch xuất khẩu hơn 6 tỷ USD.
Cơ sở để tạo niềm tin đó là, mặt hàng chủ lực sầu riêng được dự báo sẽ có sản lượng cao hơn năm nay. “Năm 2024 sẽ có thêm nhiều diện tích trồng sầu riêng đến kỳ thu hoạch, đồng thời nhu cầu tiêu thụ ở thị trường lớn nhất là Trung Quốc vẫn rất lớn”, ông Đặng Phúc Nguyên chia sẻ.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đàm phán với phía Trung Quốc để có thêm mặt hàng được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này. Hiện nay, 2 mặt hàng đang được phán và có triển vọng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc là quả dừa và sầu riêng đông lạnh.
Cùng với thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc, Việt Nam cũng tiếp tục thúc đẩy việc mở rộng xuất khẩu rau quả sang nhiều thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Australia, Hàn Quốc, các nước thuộc Trung Đông…
Một yếu tố quan trọng khác là cơ sở hạ tầng, hệ thống logistics… cũng đang được phát triển mạnh ở Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung, trong đó có xuất khẩu hàng nông sản.
“Điều quan trọng nữa là nhu cầu của người tiêu dùng thế giới đang chuyển sang sử dụng các món ăn có nguồn gốc thực vật, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho ngành rau quả trong năm 2024 và những năm tới”, ông Đặng Phúc Nguyên nói.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nhận định, soi kèo Brothers Union vs Fakirapool Young Mens, 15h45 ngày 3/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·NSND Minh Hằng hồ hởi cùng Quang Tèo mừng ngày giỗ Tổ sân khấu
- ·Trao giải Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- ·Nhóm LIME hội ngộ sau 5 năm tan rã
- ·Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- ·Đón Tết siêu hấp dẫn tại Vinpearl Land
- ·Thiều Bảo Trang: 'Tôi làm gì đã có người yêu'
- ·IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·Tinh hoa tiếp thị và phát triển thương hiệu
- ·Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin
- ·Khi âm nhạc và phim hoạt hình hòa quyện
- ·Nga trì hoãn việc thanh toán lợi suất trái phiếu Eurobond
- ·Ferrari Sergio
- ·Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
- ·Đạo diễn thắng giải Cannes: 'Trần Anh Hùng là bạn thân của tôi'
- ·H'Hen Niê khóc ở họp báo của Hồ Quỳnh Hương
- ·VietAbank ưu đãi cho khách hàng trên 45 tuổi
- ·Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
- ·Thế giới xoay sở thế nào nếu thiếu hàng hóa Nga ?