【ket qua giai hang nhat quoc gia】Bệnh sốt xuất huyết phải điều trị an toàn tại cơ sở y tế
Bệnh sốt xuất huyết (SXH) hiện nay đang diễn biến rất phức tạp trong giai đoạn đỉnh của dịch. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận trên 43.000 trường hợp mắc SXH tại 53 tỉnh, thành phố; 28 trường hợp tử vong, số mắc cao hơn so với cùng kỳ năm 2014 (năm 2014 là năm có số mắc thấp nhất trong vòng 10 năm qua), nhưng thấp hơn so với tất cả các năm trước và có nguy cơ tiếp tục gia tăng nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống SXH.
Bệnh sốt xuất huyết (SXH) hiện nay đang diễn biến rất phức tạp trong giai đoạn đỉnh của dịch. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận trên 43.000 trường hợp mắc SXH tại 53 tỉnh, thành phố; 28 trường hợp tử vong, số mắc cao hơn so với cùng kỳ năm 2014 (năm 2014 là năm có số mắc thấp nhất trong vòng 10 năm qua), nhưng thấp hơn so với tất cả các năm trước và có nguy cơ tiếp tục gia tăng nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống SXH.
Riêng tại tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến nay trên 534 ca mắc SXH, rải đều các huyện nhưng tập trung nhiều nhất là ở Ðầm Dơi, Phú Tân, TP Cà Mau và Thới Bình.
SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút Dengue gây ra, cho đến nay, nó vẫn là bệnh rất nguy hiểm; những trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong do truỵ tim mạch (sốc) và do xuất huyết ồ ạt. Tất cả mọi người đều có thể bị SXH. Ở các tỉnh phía Nam hiện nay, hầu hết các trường hợp SXH (70%) xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi. Ðến nay, SXH chưa có vắc-xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng, chống muỗi đốt. Trong mùa dịch, nếu trẻ bị sốt cao (39-400C) từ 2 ngày trở lên, phải nghĩ ngay đến bệnh SXH.
Khi trẻ sốt cao, việc nên làm đầu tiên là phải hạ sốt ngay bằng phương pháp lau mát cho trẻ kết hợp với dùng thuốc hạ sốt paracetamol để tránh biến chứng sốt cao co giật, đưa đến cơ sở y tế để được khám và theo dõi. Khi cần, bác sĩ sẽ cho thử máu để theo dõi diễn tiến của bệnh.
Trẻ sốt cao nghi ngờ do SXH không nên cạo gió, cắt lể vì những cách này gây đau, chảy máu, nhiễm trùng. Tuyệt đối không tự ý cho uống thuốc aspirine, ibuprofen vì có thể gây chảy máu dạ dày. Nên cho trẻ uống nhiều nước (cam, chanh, oresol, nước chín nguội), ăn thức ăn lỏng nhẹ, nằm nghỉ ngơi và theo dõi các dấu hiệu trở nặng của bệnh.
Phải theo dõi sát các cháu bị bệnh SXH, không được lơ là. Thời điểm nguy hiểm nhất là khi trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6 của bệnh), trẻ có thể trở nặng và sốc, dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời. Các dấu hiệu trở nặng của bệnh SXH các bà mẹ cần lưu ý: nôn nhiều, đau bụng, bứt rứt, lăn lộn, tay chân lạnh, tím, vã mồ hôi, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi tiêu ra máu. Trẻ hết sốt nếu có một trong các dấu hiệu trên phải thông báo ngay cho bác sĩ biết để theo dõi xử trí.
Sau khi đốt trẻ bị bệnh SXH, muỗi vằn nhiễm vi-rút Dengue sau đó bay chích trẻ khác, nó sẽ làm lây bệnh SXH. Muỗi vằn sống trong nhà và đốt trẻ vào ban ngày. Như vậy, để phòng bệnh SXH, trước hết phải tránh muỗi chích bằng cách cho trẻ ngủ mùng kể cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, thoa kem chống muỗi ở da, dùng nhang, thuốc phun diệt muỗi trong nhà.
Muỗi vằn đẻ trứng và trứng phát triển thành lăng quăng nơi nước trong, nhất là nước mưa. Do đó, phải tiêu diệt hết lăng quăng bằng cách dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, dẹp bỏ các nơi đọng nước như: lu, máng, lon, hộp, gáo dừa, vỏ xe. Vệ sinh môi trường, loại bỏ nơi muỗi trú ẩn được tiến hành song song với công tác diệt bọ gậy, bà con cần chú ý xử lý các nguồn chứa nước vô tình nêu trên.
Phòng, chống bệnh SXH không có con đường nào khác là tập trung giải quyết khâu trung gian truyền bệnh là muỗi và bọ gậy. Muốn làm tốt điều này, đòi hỏi chính quyền, đoàn thể, các ngành, các cấp vào cuộc quyết liệt bằng nhiều hình thức đa dạng. Vấn đề còn lại là ý thức của người dân. Chừng nào người dân còn lơ là, chủ quan, không quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường ngay chính ngôi nhà mình đang ở, mà chỉ trông chờ vào việc phun thuốc diệt muỗi của địa phương, của ngành y tế thì mọi cố gắng của các ngành, các cấp cũng vô ích và tình hình dịch bệnh SXH rất khó kiểm soát, sức khoẻ của con em chúng ta vẫn còn bị đe doạ
Bác sĩ Nguyễn Hiền
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·Duy trì và phát triển các mô hình bảo vệ môi trường
- ·Huyện Long Mỹ: 50 học viên tham gia lớp may công nghiệp
- ·“Lời kêu gọi vận động hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid
- ·Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- ·Công ty Điện lực Hậu Giang: Bàn giao 15 nhà đại đoàn kết
- ·Trao giải Cuộc thi “Tìm hiểu ứng dụng VssID
- ·Đảm bảo an sinh xã hội dịp tết
- ·Biển số ô tô 65A
- ·Nghị quyết số 96
- ·Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Bảo hiểm y tế
- ·Hiệu quả, minh bạch trong quản lý Quỹ bảo hiểm y tế
- ·Lao động hồi hương và “bài toán” việc làm
- ·Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
- ·Tăng cường tiếp nhận, xứ lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng “VssID
- ·Kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng Covid
- ·Ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế
- ·Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- ·Đừng làm quá, kẻo nó ô dề !