【kqbd truc tuyen cap nhap hom nay】Chính phủ phê duyệt hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn
Chính phủ phê duyệt hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn
Hạnh Nguyên(Dân trí) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 26/12/2022 phê duyệt Chương trình "Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030".
Rút ngắn khoảng cách vùng miền
Đối tượng của chương trình này là trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cơ sở giáo dục mầm non thuộc các huyện nghèo, thôn, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, các thôn, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các thôn, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định.
Mục tiêu của chương trình nhằm hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.
Tăng cơ hội của trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học.
Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa cho vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, học tạm
Chương trình phấn đấu đến năm 2025, đối với trẻ em, có ít nhất 20% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 30% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi.
Có ít nhất 50% các tỉnh tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
Đến năm 2030, có ít nhất 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non.
Trong đó, có 60% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi.
Có ít nhất 80% các tỉnh tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
Hằng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ.
Đối với giáo viên, mục tiêu đến năm 2025 bồi dưỡng 30% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ. Đến năm 2030: Bồi dưỡng 60% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ; phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định.
Đối với cơ sở giáo dục mầm non, đến năm 2030 phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm; xây mới trường học theo dự báo quy hoạch mạng lưới trường lớp mầm non của các địa phương; bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp cho trường học mới và phòng học mới do tăng quy mô.
Phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên theo quy định
Về định mức giáo viên, chương trình phấn đấu bảo đảm theo quy định, ưu tiên đối với giáo viên dạy nhóm, lớp tại điểm lẻ ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sông nước, biên giới, hải đảo và bãi ngang ven biển.
Có kế hoạch, lộ trình, giải pháp xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, xóa phòng học nhờ, phòng học tạm, bổ sung phòng học còn thiếu, mua sắm thêm đồ dùng học tập tại vùng khó khăn.
Bổ sung tài liệu, học liệu phục vụ việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ và nâng chất lượng giáo dục mầm non vùng khó khăn;
Triển khai chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện vùng miền, phù hợp với đặc điểm của trẻ em người dân tộc thiểu số.
Rà soát, hoàn thiện chương trình, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non phù hợp với vùng khó khăn, đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ…
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- ·Giá tiêu dùng ở Thụy Sĩ xuống thấp nhất trong 56 năm
- ·Loạt món tráng miệng dễ làm trong mùa giãn cách
- ·Rửa bát không phải là 'chức phận' của đàn bà
- ·Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
- ·Con mèo trộm đồ của nhà hàng xóm về cho chủ
- ·Dân nhà giàu châu Á đang bỏ tiền vào đâu?
- ·Miễn phí gọi và nhắn tin đến Bỉ sau vụ khủng bố Brussels
- ·Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- ·Chuyện tình ngọt ngào của cặp 9X yêu nhau qua hàng trăm lá thư tay
- ·Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs PAOK FC, 01h30 ngày 6/1: Ông vua sân khách
- ·Đốt pháo, cháy rụi gần 1.000 ngôi nhà ở Philippines
- ·Hơn 22,46 tỷ USD đã “rót” vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm
- ·3.000 người dân Ấn Độ tới dự tang lễ một con bò
- ·Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- ·Suy thoái kinh tế "tấn công" Vùng lãnh thổ Đài Loan
- ·Lộ diện thủ phạm trộm cắp dữ liệu lớn nhất lịch sử ngành Tài chính Mỹ
- ·Hacker trộm 1,2 tỷ USD từ 7.000 doanh nghiệp Mỹ
- ·Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- ·Arab Saudi siết chặt chi tiêu khi giá dầu ngày càng rớt