【keo nhà cái.de】Sớm “chính thức hóa” khu vực lao động phi chính thức
Thông tin được đưa ra tại hội thảo công bố báo cáo lao động PCT do Tổng cục Thống kê (TCTK),ớmchínhthứchóakhuvựclaođộngphichínhthứkeo nhà cái.de Viện Khoa học Lao động và Xã hội (KHLĐ&XH) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Việt Nam phối hợp tổ chức, ngày 4/10.
Lao động phi chính thức chịu nhiều thiệt thòi
Theo báo cáo được công bố, mặc dù tỷ trọng lao động PCT trên tổng lực lượng lao động có xu hướng giảm dần trong giai đoạn từ năm 2014 – 2016 (từ 58,8% xuống 57,2%), song quy mô lao động nhóm này là khá lớn, với trên 18 triệu người và vẫn tiếp tục tăng lên.
Trong đó, khu vực nông thôn chiếm đến 60% lao động. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Hồng là những nơi tập trung nhiều lao động PCT. Trong đó, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có số lao động PCT lớn nhất, chiếm trên 20% tổng số lao động PCT của cả nước. Ngược lại các vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, lao động chủ yếu làm nông, lâm nghiệp nên tỷ trọng lao động PCT khá thấp.
Theo bà Nguyễn Thị Xuân Mai - Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (TCTK), hiện nay lao động PCT đang đối mặt với nhiều thiệt thòi và bất lợi so với lao động chính thức. Sự yếu thế của họ thể hiện trên tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm 14,8%, trong khi lao động chính thức là 55,4%.
Về phân bố việc làm, có gần 70% lao động PCT làm việc trong 3 nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng và nhóm bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy. Ngoài ra, nhóm ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống cũng chiếm tới khoảng 11%. Đây thường là những lĩnh vực sử dụng lao động giản đơn là chủ yếu, điều kiện lao động không bảo đảm, công việc không ổn định, năng suất lao động và tiền lương thấp.
Ngoài ra, mặc dù làm việc với khoảng thời gian dài hơn (nhiều hơn 2 giờ) nhưng tiền lương nhận được của lao động PCT chỉ bằng 2/3 tiền lương của lao động chính thức. Điều này cho thấy có sự bất bình đẳng trong việc trả lương giữa hai nhóm lao động và một phần phản ánh về chất lượng công việc của lao động PCT.
Bên cạnh đó, hầu hết người lao động trong nhóm này đều thuộc diện dễ bị tổn thương khi địa điểm làm việc chủ yếu ngoài trời, vỉa hè... Hơn hết, họ không có hợp đồng lao động cũng như tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), có hơn 3/4 lao động trong khu vực này đang làm việc mà không có hợp đồng và 97,9% lao động PCT không tham gia BHXH.
Việc số lượng lớn không tham gia BHXH đang đặt ra những hệ lụy cho người lao động khi gặp rủi ro dẫn đến mất thu nhập, cũng như những thách thức cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia về bảo đảm an sinh xã hội.
Đẩy mạnh “chính thức hóa”
Để khắc phục sự yếu thế và giảm tính dễ bị tổn thương đối với lao động PCT, ông Đào Quang Vinh - Viện trưởng Viện KHLĐ&XH cho rằng cần đẩy mạnh quá trình “chính thức hóa” khu vực này. “Rõ ràng là không có con đường nào khác để giúp lao động PCT có thể cải thiện vị thế việc làm, tham gia BHXH bằng việc chính thức hóa” - ông Vinh nhấn mạnh.
Theo ông Vinh, khi chuyển đổi khu vực PCT thành chính thức sẽ có cơ hội tăng đầu tư, mở rộng tốt hơn cơ hội tiếp cận tín dụng. Từ đó, tiền lương cho người lao động cũng sẽ cao hơn, tăng lợi nhuận và năng suất lao động. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này cũng sẽ đặt ra những thách thức lớn đối với nền kinh tế và hệ thống quản lý.
Do đó theo ông Vinh, cần có các chương trình hành động cụ thể khuyến khích các hộ, cơ sở sản xuất đăng ký thành lập dưới các hình thức doanh nghiệp. Cùng với đó là đơn giản hóa các thủ tục chuyển đổi, đăng ký, loại bỏ các giấy phép không cần thiết. Đồng thời, cũng cần có chính sách hỗ trợ về thuế cũng như bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sau chuyển đổi.
Bàn về vấn đề này, ông Chang Hee-Lee - Giám đốc ILO Việt Nam khẳng định, nền kinh tế PCT hiện nay cũng là thách thức chung của nhiều nước trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam. Để giảm bớt lao động PCT, quan trọng nhất là phải thúc đẩy hoá việc làm chính thức thông qua việc đưa lao động vào làm tại các doanh nghiệp, có ký kết hợp đồng lao động và người lao động được tham gia BHXH... Ông cũng khẳng định, ILO luôn sẵn sàng hỗ trợ cho Việt Nam để có thể đạt được điều này cũng như mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vào năm 2030.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng cho rằng phát triển chương trình BHXH tự nguyện cũng là giải pháp rất cần thiết. Đến năm 2016 mới chỉ có 203,6 nghìn lao động PCT tham gia BHXH tự nguyện. Do đó, để thu hút người lao động PCT tham gia, về mặt nhà nước, cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ một phần kinh phí cho họ cũng như bảo đảm sự linh hoạt trong mức đóng, phương thức đóng./.
Mai Đan
(责任编辑:La liga)
- ·Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
- ·Hà Nội phát hiện xử lý 4.418 vụ vi phạm về hàng giả, gian lận thương mại
- ·Cảnh báo dùng nước sát khuẩn chứa Methanol nguy hiểm tới tính mạng
- ·Thu giữ 20 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·Sun Group đặt trọn tâm huyết phát triển Sun Secret Valley Phú Quốc
- ·Hà Giang ngăn chặn hơn 500 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu adidas
- ·Cần làm rõ việc tập kết trái phép hàng chục nghìn vỏ bình Petrovietnam Gas
- ·Chi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắt
- ·Thắt chặt quản lý, kiểm soát chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử
- ·Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
- ·Trẻ bị bỏng bộ phận sinh dục do vô tình đổ keo 502 vào trong lúc tự chơi tại nhà
- ·Ăn sâu ban miêu có thể gây tử vong cần tuyệt đối tránh
- ·Triệt xóa cơ sở sản xuất, buôn bán dầu nhớt giả quy mô lớn
- ·CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- ·Moderna thu hồi hơn 764 nghìn liều vaccine do nhiễm chất lạ
- ·Phát hiện thêm chất cấm trong cafe giảm cân Hoàng Gia
- ·Mỹ cảnh báo: Hóa chất trong kem đánh răng, dầu gội có thể gây tử vong sớm
- ·TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
- ·Cục QLTT Hà Nội tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh thiết bị y tế, thuốc hỗ trợ điều